Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
GDP 9 tháng đạt 6,82% là tín hiệu đáng mừng
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:32:46 08/10/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/gdp-9-thang-dat-682-la-tin-hieu-dang-mung-post392467.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân Tổng cục Thống kê nhận định, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82% là kết quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn và ở trong nước, thiên tai, bão lũ cũng gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân. Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố trong cuộc họp sáng 6.10, GDP quý III ước tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương (giữa) chủ trì họp báo. Ảnh: Quang Khánh Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, đóng góp 4,08% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,11%, đóng góp 48,88%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng với tốc độ tăng 11,41% - cao nhất của cùng kỳ các năm trong 6 năm gần đây. Khu vực dịch vụ tăng 7,51%, đóng góp 47,04%. Tính chung 9 tháng, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cục Thống kê cho rằng, mức tăng trưởng 9 tháng là khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn, từ lạm phát gia tăng, xung đột địa chính trị đến suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia. Trong nước, thiên tai, bão lũ cũng gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân. Việc đạt được mức tăng trưởng này cho thấy nước ta đã chủ động, kịp thời thích ứng với biến động của kinh tế toàn cầu, khắc phục hiệu quả những tác động tiêu cực của thiên tai và duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 vào tháng 9 nên tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ các năm trước. Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng tăng 3,2%, chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2020 - 2024 và đóng góp 5,37% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%, đóng góp 46,22%. Trong đó, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,71 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 9,76%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 7,48%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm. Các ngành thương mại, du lịch, vận tải cũng duy trì đà tăng trưởng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 9 tháng tăng 6,95% so với cùng kỳ năm trước. ránh điều chỉnh giá cả hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, quý 4 sẽ là giai đoạn quyết định với mục tiêu tăng trưởng 6,8% - 7% cả năm. Để đạt được mục tiêu này, cần sự nỗ lực chung của toàn xã hội, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương và sự chủ động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Toàn cảnh họp báo Cùng với đó, Tổng cục Thống kê cũng đề xuất một số giải pháp. Trước hết, ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng quan trọng, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh. Theo đó, cần duy trì sự ổn định về tỷ giá hối đoái, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, theo dõi sát sao diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa, thực hiện các biện pháp bình ổn giá. Đặc biệt, cần tránh điều chỉnh giá cả hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý trong thời điểm người dân đang khắc phục hậu quả thiên tai. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tiêu dùng nội địa thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử, tăng cường quảng bá và tiêu thụ hàng Việt Nam. Việc hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão và hoàn lưu bão, để nhanh chóng khôi phục sản xuất cũng là một ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, cần tăng cường xuất khẩu, đây là một trong những động lực tăng trưởng chủ lực. Trên cơ sở đó, khai thác tối đa thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đa dạng hóa thị trường. Việc tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn mới của nước nhập khẩu là rất cần thiết. Về đầu tư, cần tăng cường hơn nữa trong đầu tư công và thu hút FDI chất lượng cao. Các cấp quản lý cần có các chính sách hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao, tập trung vào các dự án chuyển giao công nghệ, có khả năng liên kết với doanh nghiệp trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ được ưu tiên. Vũ Quang