Báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh,

Gia Lai: Có sở giải ngân vốn đầu tư công chỉ 1%

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 21:50:18 01/10/2024 theo đường link https://plo.vn/gia-lai-co-so-giai-ngan-von-dau-tu-cong-chi-1-post812814.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(PLO)- Tính đến trung tuần tháng 9-2024, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Gia Lai chỉ đạt 37%, đáng chú ý có một số đơn vị của tỉnh tỉ lệ giải ngân chỉ 1-3%.
Nữ miền Nam
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Ngày 1-10, HĐND tỉnh Gia Lai tổ chức phiên chất vấn giữa hai kỳ họp, tập trung vào lĩnh vực tài chính , đầu tư xây dựng.
Nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm , nguy cơ mất vốn tạm ứng quá hạn, nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn kéo dài… Nhiều đại biểu yêu cầu làm rõ trách nhiệm, tìm giải pháp tháo gỡ.
HĐND tỉnh Gia Lai tổ chức phiên chất vấn giữa hai kỳ họp. Ảnh: LK.
Theo UBND tỉnh Gia Lai, đến ngày 17-9, tỉnh này đã giải ngân vốn đầu tư công 1.674 tỉ đồng trong tổng vốn hơn 4.436 tỉ đồng, tương đương 37% kế hoạch vốn của năm.
Có chín địa phương là chủ đầu tư bị điểm danh giải ngân thấp, gồm huyện Chư Prông 38%, Phú Thiện 38%, Đắk Đoa 39%, Chư Sê 30%, la Pa 31%, Kbang 33%, Đắk Pơ 29%, Chư Păh 28%, thị xã Ayun Pa 18%.
Có sáu sở ngành là chủ đầu tư có tỉ lệ giải ngân thấp gồm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 31%, Chi cục Kiểm lâm tỉnh 13%, Sở NN&PTNT 9%, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Gia Lai 10%, Sở Y tế 3%, Sở VH-TT&DL 1%.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nguyên nhân giải ngân chậm là khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thiếu đất đắp, các dự án vướng các quy định, hụt thu tiền sử dụng đất khiến một số dự án sử dụng nguồn vốn này không thể triển khai…
Ông Nguyễn Tuấn Anh nói tỉnh sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.
Phân công lãnh đạo trực tiếp quản lý dự án, tăng cường giám sát hiện trường, kịp thời giải quyết ngay các khó khăn vướng mắc; chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả giải ngân của dự án.
UBND tỉnh Gia Lai xác định kết quả giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án được phân công theo dõi là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2024 của tập thể, cá nhân.
Theo Sở Tài chính tỉnh Gia Lai, tổng số vốn ứng quá hạn tại Quỹ Phát triển đất tỉnh Gia Lai vẫn còn tình trạng nợ kéo dài, đến ngày 20-9 còn hơn 181 tỉ đồng.
20 năm chưa làm xong một con đường Nhiều đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến dự án đường Nguyễn Văn Linh, TP Pleiku.
Theo ông Vũ Tiến Anh, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội - HĐND tỉnh Gia Lai, dự án đường Nguyễn Văn Linh triển khai cách đây 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Lý do là thiếu vốn giải phóng mặt bằng, dự án vẫn chưa đền bù xong cho người dân.
Ông Vũ Tiến Anh bày tỏ lo lắng nếu dự án tiếp tục chậm tiến độ sẽ bị Trung ương thu hồi 200 tỉ đồng vốn.
Dự án đường Nguyễn Văn Linh kéo dài gần 20 năm. Ảnh: LK
Trả lời chất vấn, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nói theo phương án ban đầu, nguồn vốn đầu tư của dự án này do UBND TP Pleiku thực hiện từ nguồn ngân sách. Tuy nhiên, dự án liên tục chậm tiến độ, phải nhiều lần điều chỉnh.
Sao chép thành công