Nội dung liên quan Mỹ, Tin Quốc Tế
Báo Bnews,
Giá trứng toàn cầu tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:24:01 01/10/2024
theo đường link
https://bnews.vn/gia-trung-toan-cau-tang-vot-do-thieu-hut-nguon-cung/348704.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Vân Anh (Theo The Financial Times) Your browser does not support the audio element. BNEWS Giá trứng toàn cầu đã tăng vọt do các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm lan rộng trên toàn thế giới và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi gây áp lực lên nguồn cung. Theo các nhà phân tích tại Rabobank, giá trứng trung bình toàn cầu đã tăng 60% so với năm 2019. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cũng đã tạo ra những hạn chế tạm thời đối với các dịch vụ bữa sáng của McDonald's ở Australia. Một yếu tố chính khiến giá trứng tăng vọt là do các đợt bùng phát cúm gia cầm cao điểm ở Bắc Mỹ và châu Âu, dẫn đến việc phải tiêu hủy hàng chục triệu con gia cầm đẻ trứng. Rabobank cho biết, khoảng 33 triệu con gà mái đã bị tiêu hủy tại Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 7 năm nay, ngay sau một đợt bùng phát cúm gia cầm khác vào năm 2022 đã tiêu hủy 40 triệu con gà mái đẻ. Những tác động kéo dài của dịch cúm gia cầm đã trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu tăng cao. Bà cho biết người tiêu dùng cũng đang chuyển sang dùng trứng như một nguồn protein có giá cả phải chăng hơn so với thịt. Rabobank cho biết thêm rằng mối lo ngại về lượng khí thải carbon từ việc tiêu thụ thịt cũng thúc đẩy nhu cầu về trứng. Rabobank cho hay những yếu tố này đã khiến người Mỹ hiện nay phải trả giá trứng cao hơn gấp ba lần so với 5 năm trước. Trong khi đó, giá trứng ở Nam Phi chỉ tăng gấp đôi trong cùng kỳ, trong khi ở Nga, Nhật Bản, Brazil (Bra-xin), châu Âu và Ấn Độ giá đã tăng từ 50 đến 90%, Rabobank cho biết. Nan-Dirk Mulder, chuyên gia toàn cầu về Protein động vật tại RaboResearch, một bộ phận của Rabobank, cho biết: "Mặc dù giá trứng tăng tương đối trên toàn cầu, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các khu vực". Ông cho biết thêm rằng ngoại lệ chính là Trung Quốc, nơi ngành công nghiệp này đang gặp khó khăn do nguồn cung mở rộng quá nhanh và nền kinh tế tương đối yếu. Dữ liệu cho thấy những người yêu thích ăn trứng ở Mỹ đã phải chịu những biến động lớn về giá trong những năm gần đây. Chuyên gia Mulder cho biết, các nhà sản xuất tại Mỹ cũng đang vật lộn với các quy định hạn chế việc bán trứng giữa các tiểu bang. Giá của một tá trứng đạt đỉnh ở mức 4,82 USD vào tháng 1/2023, khi giá thức ăn chăn nuôi toàn cầu tăng vọt sau cuộc khủng hoảng Ukraine (U-crai-na). Tuy nhiên, trong vòng vài tháng giá trứng đã giảm một nửa và đến tháng 8/2024 đạt 3,02 USD. Theo Emily Metz, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của American Egg Board, cho biết, doanh số bán trứng thường giảm vào những tháng mùa Hè, nhưng năm nay nhu cầu bán lẻ lại tăng cao bất thường. Bà nói thêm rằng các nông dân Mỹ đang củng cố nguồn cung trứng. Chuyên gia Metz ước tính rằng ở Mỹ có khoảng 300 triệu con gà mái đẻ trứng cho khoảng 345 triệu người Mỹ, đồng thời cho biết tốt nhất là chúng ta cần một con gà mái cho mỗi người Mỹ. Việc tăng quy mô đàn gia cầm để đáp ứng nhu cầu cần có thời gian, nhưng chúng tôi đang nỗ lực thực hiện”. Trên toàn cầu, dịch cúm gia cầm đang ảnh hưởng đến các thị trường khác, đặc biệt là Australia khiến một số siêu thị phải hạn chế trứng. Vào tháng 7/2024, McDonald’s, gã khổng lồ chuỗi thức ăn nhanh toàn cầu, đã tạm thời cắt giảm giờ phục vụ bữa sáng tại một số cửa hàng ở Australia, được cho là để ứng phó với tình trạng thiếu nguồn cung do cúm gia cầm. McDonald’s tại Australia đã không trả lời yêu cầu bình luận. Trong trung hạn, có những dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ sẽ được giảm bớt gánh nặng với giá trứng bán buôn ở nước này giảm 49% kể từ ngày 16/8, khi đàn gà đẻ trứng phục hồi. Tuy nhiên, chuyên gia Mulder tin rằng cho đến cuối năm nay giá trứng sẽ tương đối cao, có thể thấp hơn một chút so với hiện tại khi nguồn cung được khôi phục”.