Báo Giáo dục & Thời đại,

Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 00:07:12 02/10/2024 theo đường link https://giaoducthoidai.vn/giai-phap-nang-cao-chat-luong-boi-duong-hoc-sinh-gioi-post702509.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hải Bình
Theo dõi báo trên
GD&TĐ - Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi được cô Lê Thị Hương Mai, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
Cô trò Trường THCS Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội).
Nâng cao trình độ giáo viên Nhấn mạnh đầu tiên đến giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cô Lê Thị Hương Mai cho biết, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trường giao chuyên đề dạy đội tuyển cho giáo viên tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận. Giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi trong nước, ngoài nước, đề thi Olympic …
Xây dựng kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng Với giải pháp này, cô Lê Thị Hương Mai lưu ý, các nhóm chuyên môn bồi dưỡng học sinh giỏi cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định.
Có sự phân công chuyên môn một cách hợp lý đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi để phát huy khả năng và thế mạnh của từng người.
Nhất thiết phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để học sinh bắt nhịp dần; xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp.
Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 3 năm liền (từ lớp 7 đến lớp 9). Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, có sự bàn bạc thống nhất với Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chuyên môn.
Tuyển chọn học sinh Giáo viên căn cứ vào năng lực học tập của học sinh, lập danh sách học sinh theo học bồi dưỡng. Nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường để chọn lựa học sinh dự thi cấp Quận.
Trong quá trình chọn lựa học sinh vào đội tuyển các môn học, yếu tố quan trọng là phải tuyển chọn được những học sinh có năng lực, yêu thích, say mê môn học và.
Học sinh Trường THCS Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội).
Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả Chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học, kỹ năng suy luận, tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác. Trong quá trình cùng nhau hợp tác học tập, học sinh có thể tự chấm, chữa bài cho nhau để các em có được sự mạnh dạn, quyết tâm trong xử lý vấn đề và tình huống. Các em sẽ học được cái hay, cái được của bạn và biết cần tránh những nhược điểm mình hay mắc phải.
Tư vấn lựa chọn môn thi Tâm lý phụ huynh thường thiên về định hướng con cái tham gia các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Các bộ môn như Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân… có rất ít học sinh tham gia. Điều này có một phần từ tác động của phụ huynh.
Do đó, giáo viên chủ nhiệm gặp mặt phụ huynh có con tham gia đội tuyển để thông báo về kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường; đồng thời phân tích thế mạnh của từng bộ môn, thế mạnh của từng học sinh giúp phụ huynh hiểu, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện.
Động viên, khích lệ kịp thời Về nội dung này, chia sẻ của cô Lê Thị Hương Mai, đối với học sinh, trước mỗi kỳ thi, nhà trường tổ chức lễ gặp mặt đội tuyển để động viên, khích lệ, trao quà cho các học sinh, đồng thời dặn dò các em nội quy thi.
Sau khi có kết quả thi, nhà trường kịp thời khen thưởng học sinh đoạt giải một cách trang trọng. Cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết, nhà trường tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em, tạo động lực để các em tiếp tục phấn đấu.
Đối với giáo viên, hằng năm các thành tích mà giáo viên đạt được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đều được tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, các dịp lễ sơ kết, tổng kết.
Những phần thưởng tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
“Phần thưởng cao quý nhất của giáo viên là sự tin yêu của các em học sinh; uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh học sinh và bạn bè, đồng nghiệp”, cô Lê Thị Hương Mai chia sẻ.
Sao chép thành công