Nội dung liên quan Xã Xuân Thủy, Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình, Tin Trong Nước
Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc,
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật (Bài 3)
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
09:47:59 08/10/2024
theo đường link
https://baodantoc.vn/giam-thieu-tao-hon-va-hon-nhan-can-huyet-thong-o-kim-boi-hoa-binh-nang-cao-nang-luc-cho-doi-ngu-tuyen-truyen-vien-phap-luat-bai-3-1728121288792.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Văn Hoa Để đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đi vào nề nếp, thực chất, hiệu quả, những năm qua, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật. Qua đó, nâng cao nhận thức về pháp luật cho Nhân dân, trong đó có pháp luật về Hôn nhân và Gia đình. Nâng cao chất lượng tuyên truyền Là người dân tộc Mường, hiện đang là công chức Tư pháp - Hộ tịch và là một trong 6 Tuyên truyền viên pháp luật của xã Xuân Thủy, ông Bùi Văn Nam hiểu rõ về điều kiện kinh tế, về văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Ông Nam bày tỏ, xã Xuân Thủy chủ yếu là người DTTS sinh sống, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, vẫn còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu, trong đó có tình trạng tảo hôn; hiểu biết pháp luật của người dân vẫn còn hạn chế. Với vai trò là Tuyên truyền viên pháp luật của xã, ông thấy trách nhiệm phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho Nhân dân. Ông Bùi Văn Nam - Công chức Tư pháp - Hộ tịch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Ông Nam cho biết, là người địa phương, ông có lợi thế là biết tiếng DTTS, nên khi tuyên truyền, PBGDPL nói chung và về TH-HNCHT nói riêng thì người dân sẽ dễ dàng tiếp cận, vì thế chất lượng tuyên truyền cũng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ông luôn nỗ lực tự trau dồi kỹ năng, kiến thức, nhất là kiến thức pháp luật cần thiết để áp dụng với điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương; tham gia đầy đủ các hội nghị tập huấn, nâng cao kỹ năng, năng lực cho đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật do huyện hoặc tỉnh tổ chức. Theo ông Bùi Tiến Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thủy, UBND xã luôn xác định công tác tuyên truyền, PBGDPL là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, do đó, địa phương luôn quan tâm đến đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật: Xã đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 về việc công nhận 6 Tuyên truyền viên pháp luật, thành viên gồm các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, MTTQ, Hội Nông dân và cán bộ Tư pháp; Kế hoạch 62/KH-UBND ngày 3/6/2024 về Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn xã Xuân Thủy. Theo đó, thời gian thực hiện Đề án từ năm 2024 đến hết năm 2030, giai đoạn 1 từ năm 2024 đến năm 2025 với mục tiêu, số lượng Tuyên truyền viên pháp luật vùng đồng bào DTTS và miền núi được đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS tăng thêm ít nhất 20% so với số lượng năm 2023; bổ sung ít nhất 10% đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức người DTTS so với năm 2023; mỗi xóm ít nhất 1 Tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS; trong đó có ưu tiên lựa chọn, bồi dưỡng trưởng xóm, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS;… Mục tiêu giai đoạn 2 từ năm 2026-2030, bảo đảm 100% Tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn… Những năm qua, đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật đã rất tích cực phối hợp tuyên truyền, PBGDPL với các nội dung như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Hộ tịch, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình… Nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt về TH- HNCHT. Nâng cao năng lực cho đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật Theo ông Phạm Văn Kha, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Kim Bôi, năm 2023, Phòng Tư pháp đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định số 5351/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của UBND huyện Kim Bôi về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện. Hiện tại, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện có 27 thành viên gồm có đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng, đồng chí Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch Hội đồng và các đồng chí lãnh đạo của cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện làm thành viên. Đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật đã góp phần tích cực trong việc đưa chính sách pháp luật vào thực tiễn đời sống Nhân dân Đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã trên toàn huyện là 140 người, trong đó có 98 người tham gia phổ biến pháp luật trực tiếp; 159 Tổ hòa giải với 1.160 Hòa giải viên. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, huyện Kim Bôi quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật. Cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc do Ban Dân tộc tỉnh tổ chức… Mới đây, huyện Kim Bôi đã ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 23/5/2024 của UBND huyện Kim Bôi về việc Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn huyện Kim Bôi. Kế hoạch nêu rõ mục đích nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án đồng bộ và lồng ghép với Chương trình MTQG 1719. Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2030. Mục tiêu đến hết năm 2030, số lượng Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc tăng thêm ít nhất 50% so với giai đoạn 1. Tiếp tục kiện toàn, bổ sung mới đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật. Bảo đảm tăng thêm ít nhất 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS tham gia làm Báo cáo viên pháp luật so với giai đoạn 1. Đến hết năm 2030, mỗi thôn, khu có ít nhất 02 Tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS. Bảo đảm 100% Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn. Có thể thấy, đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn huyện, qua đó đưa chính sách pháp luật vào thực tiễn đời sống Nhân dân, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình. Với mục tiêu sớm đẩy lùi tiến tới xóa bỏ TH-HNCHT trên địa bàn huyện Kim Bôi.