Nội dung liên quan Ấn Độ, Tin Quốc Tế
Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,
Giảm thuế xuất khẩu 50%, gạo Ấn Độ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:47:58 29/09/2024
theo đường link
https://www.nguoiduatin.vn/giam-thue-xuat-khau-50-gao-an-do-canh-tranh-hon-tren-thi-truong-quoc-te-204240928173717229.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Reuters và nhiều cơ quan truyền thông Ấn Độ đồng loạt đưa tin, ngày 27/9, Chính phủ Ấn Độ thông báo giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%, có hiệu lực ngay lập tức. Theo Thanh niên , Ấn Độ nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo vì lượng hàng tồn kho của nước này đang gia tăng trong khu nông dân chuẩn bị thu hoạch một vụ mùa mới kharif là vụ lúa lớn nhất trong năm. Theo các doanh nghiệp, việc Ấn Độ nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo sẽ không tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Việc giảm thuế xuất khẩu sẽ giúp gạo Ấn Độ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, qua đó thúc đẩy xuất khẩu. Năm ngoái, Ấn Độ đã áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ khi vụ mùa gặp khó khăn do hạn hán. Tuy nhiên, với tình hình dự trữ dồi dào hiện nay, Chính phủ đã quyết định nới lỏng chính sách này. Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Đáng chú ý, thuế xuất khẩu gạo trắng đã được xóa bỏ hoàn toàn, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trắng của Ấn Độ. Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa đưa ra thông tin cụ thể về việc liệu các thương lái có được phép tự do xuất khẩu hay không, hay chỉ các thỏa thuận giữa các chính phủ mới được miễn thuế. Nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng ở Nagaon, bang Assam, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN Quyết định trên được đưa ra sau khi đầu tháng này, Ấn Độ đã loại bỏ mức giá sàn đối với xuất khẩu gạo basmati, loại gạo đặc trưng và là quốc phẩm ở Ấn Độ. Biện pháp này nhằm hỗ trợ hàng nghìn nông dân đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu, Trung Đông và Mỹ, theo báo Tin tức. Với lượng gạo dự trữ mà Tổng Công ty Lương thực Ấn Độ (FCI) đang nắm giữ đạt mức kỷ lục 32,3 triệu tấn, chính phủ có đủ điều kiện để nới lỏng các quy định về xuất khẩu gạo. Đồng thời, sản lượng gạo dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vụ mùa tới nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi. "Lượng gạo dự trữ tại Tổng công ty Lương thực Ấn Độ tính đến ngày 1.9.2024 là 32,3 triệu tấn, cao hơn 38,6% so với năm 2023, là điều kiện để chính phủ có nhiều không gian nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo", Reuters cho hay. Chính phủ Ấn Độ thông báo giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%, có hiệu lực ngay lập tức. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm 3 USD xuống còn 562 USD/tấn nhưng vẫn cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan đang ở mức 556 USD/tấn và Pakistan là 532 USD/tấn. Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, việc Ấn Độ nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo sẽ tạo nguồn cung trên thị trường thế giới thêm phong phú, tuy nhiên phân khúc của gạo Ấn Độ và Việt Nam khác nhau nên tác động là không lớn. Mặt khác, hiện tại Việt Nam đã xuất khẩu một lượng gạo khoảng gần 7 triệu tấn, lượng gạo còn có khả năng xuất khẩu trong những tháng cuối năm không còn nhiều. Trong khi đó, thị trường của hạt gạo Việt Nam là Philippines và Indonesia, Malaysia… vẫn có nhu cầu cao. KHÁNH LINH (t/h)