Nội dung liên quan Nhật Bản, Tin Quốc Tế
Báo Bnews,
Giới chuyên gia dự đoán lạm phát tại Nhật Bản hạ nhiệt
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:22:23 14/10/2024
theo đường link
https://bnews.vn/gioi-chuyen-gia-du-doan-lam-phat-tai-nhat-ban-ha-nhiet/350102.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Your browser does not support the audio element. BNEWS Chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho rằng lạm phát tiêu dùng có thể tăng chậm lại do giá điện và khí đốt giảm, trong khi giá của một số loại thực phẩm như gạo lại tăng. Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuters, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản có khả năng giảm tốc trong tháng 9/2024 do chi phí năng lượng hạ nhiệt nhờ các khoản trợ cấp của chính phủ, trong khi tăng trưởng xuất khẩu chậm lại đáng kể. Bộ Nội vụ Nhật Bản sẽ công bố số liệu chỉ số CPI và Bộ Tài chính sẽ công bố dữ liệu thương mại vào tuần tới. Nhưng trước khi có số liệu chính thức, kết quả khảo sát 18 chuyên gia kinh tế cho thấy, chỉ số CPI lõi - bao gồm các sản phẩm dầu mỏ nhưng không bao gồm giá thực phẩm tươi sống - trong tháng 9/2024 được dự đoán tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 2,8% của tháng Tám. Ông Takeshi Minami, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho rằng lạm phát tiêu dùng có thể tăng chậm lại do giá điện và khí đốt giảm, trong khi giá của một số loại thực phẩm như gạo lại tăng. Khảo sát cũng cho thấy xuất khẩu trong tháng 9/2024 được dự đoán tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức 5,5% (đã điều chỉnh) của tháng Tám. Trong khi đó, nhập khẩu được dự đoán tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến mức thâm hụt 237,6 tỷ yen (1,6 tỷ USD) trong tháng Chín. Trước đó, nhập khẩu trong tháng Tám tăng 2,3%. Ông Takumi Tsunoda, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Ngân hàng Trung ương Shinkin, dự đoán xuất khẩu sẽ không tăng mạnh do hoạt động sản xuất toàn cầu đang yếu. Khảo sát cho thấy đơn đặt hàng máy móc - chỉ báo hàng đầu về chi tiêu vốn trong 6-9 tháng tới - có khả năng giảm 0,1% trong tháng Tám so với tháng trước đó, cùng mức giảm như tháng Bảy. Ông Tsunoda cho biết dù nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp vẫn tích cực, nhưng có dấu hiệu cho thấy các công ty đang trì hoãn hoạt động chi tiêu vốn do các yếu tố như sự đình trệ của nền kinh tế Trung Quốc.