Nội dung liên quan Thị Xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa, Tin Trong Nước
Báo Khánh Hòa điện tử,
Gỡ khó để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
17:19:28 26/09/2024
theo đường link
https://baokhanhhoa.vn/kinh-te/202409/go-kho-de-day-nhanh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-f0c33e9/
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
NAM DU Kết luận của Trung ương đã khẳng định lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội phục vụ cho phát triển. Xác định được tầm quan trọng của đầu tư công, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo và thể hiện quyết tâm năm nay phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên như những năm trước. Năm 2024, nguồn vốn đầu tư công Trung ương giao cho tỉnh hơn 8.269 tỷ đồng. Ước đến hết tháng 9, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 40%; so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế, đạt 44,7%. Trong tổng số các dự án được giao vốn năm 2024, có 2 dự án trọng điểm quốc gia, đó là Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột với tổng vốn được giao khoảng 1.600 tỷ đồng và Dự án Đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận giao vốn 500 tỷ đồng. 2 dự án này chiếm tổng số vốn rất lớn nhưng đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân đều thấp, trong đó Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột mới giải ngân khoảng 20% kế hoạch vốn. Việc giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu chủ yếu do công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là ở khâu xác định giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Mặt khác, Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1-8-2024 dẫn đến quy định về đền bù hỗ trợ đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi của tỉnh phải hủy bỏ để xây dựng mới. Trong khi chờ tỉnh xây dựng, ban hành văn bản mới, các địa phương chưa có cơ sở để xác định tính toán bồi thường vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi khi xây dựng phương án GPMB tái định cư. Ngoài ra, nhân lực làm công tác bồi thường, GPMB ở các địa phương còn ít so với nhu cầu, nhất là với địa bàn có khối lượng công việc lớn như thị xã Ninh Hòa đã ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. Từ tình hình thực tế, UBND tỉnh đã tổ chức các cuộc họp tập trung tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, đối với nhóm các dự án vướng đền bù GPMB, lãnh đạo UBND tỉnh thường xuyên nghe báo cáo và đi kiểm tra thực tế để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ. Tỉnh yêu cầu chủ đầu tư, UBND cấp huyện báo cáo rõ tiến độ đền bù GPMB của từng dự án, những vướng mắc, khó khăn cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổng hợp, phối hợp với các sở, ngành chủ động trao đổi với các bộ, ngành Trung ương để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết. Riêng đối với Dự án Đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh duy trì họp định kỳ từ 1 tháng/lần lên 2 tuần/lần để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, thực hiện giải ngân đáp ứng tiến độ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Riêng địa bàn thị xã Ninh Hòa, khối lượng công việc GPMB rất lớn, UBND tỉnh quyết định thành lập 1 tổ công tác do 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng cùng với cán bộ của các sở, ngành liên quan sẽ cùng làm việc với Ninh Hòa để trực tiếp giải quyết các vướng mắc bắt đầu thực hiện từ đầu tháng 10. Đối với nhóm các dự án không gặp vướng mắc, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho chủ đầu tư phải hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2024. Những chỉ đạo quyết liệt của tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu giải ngân đạt từ 95% trở lên kế hoạch vốn của năm nay. NAM DU