Nội dung liên quan Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo Nhân Dân,
Gỡ vướng trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:07:04 04/10/2024
theo đường link
https://nhandan.vn/go-vuong-trong-phan-loai-xu-ly-rac-thai-sinh-hoat-post834737.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đến ngày 1/1/2025 sẽ phải thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Nữ miền Bắc Nữ miền Bắc Nam miền Nam Cụ thể, Điều 75 quy định, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân sẽ được phân loại thành 3 nhóm: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác. Đây được kỳ vọng là bước đột phá để cải thiện tình trạng ô nhiễm và quá tải do rác thải cũng như lãng phí tài nguyên ở Việt Nam. Để quy định nhanh chóng đi vào cuộc sống, điều kiện cần là một quy chuẩn vận hành và điều kiện đủ là quy trình phân loại-thu gom-xử lý rác thải. Tuy nhiên, tới thời điểm này, các vấn đề về hướng dẫn thực hiện, cơ chế, chính sách và ý thức của người dân trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Tới thời điểm này, các vấn đề về hướng dẫn thực hiện, cơ chế, chính sách và ý thức của người dân trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Tại Hà Nội, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại đô thị (chủ yếu từ các hộ gia đình, khu vực công cộng như đường phố, chợ, văn phòng, trường học,...) khoảng 7.300 tấn/ngày. Do không được phân loại từ nguồn, rác vô cơ, hữu cơ, rác thải, rác tái chế trộn lẫn, tạo nên một lượng lớn rác thải buộc phải xử lý theo hình thức chôn lấp. Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ tháng 6/2024, Hà Nội đã thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn tại các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm. Quận Hai Bà Trưng thí điểm tại phường Phạm Đình Hổ; quận Ba Đình chọn phường Nguyễn Trung Trực; quận Nam Từ Liêm triển khai tại phường Phú Đô, Cầu Diễn; quận Đống Đa chọn phường Nam Đồng. Riêng quận Hoàn Kiếm do đã có nền tảng từ trước cho nên sẽ thí điểm ở cả 18 phường. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, việc phân loại rác tại nguồn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Đối với loại rác thải sinh hoạt cồng kềnh, Hà Nội cũng như các địa phương vẫn chưa ban hành quy trình, đơn giá, định mức áp dụng. Mặt khác, theo quy định, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng hướng dẫn cụ thể đối với các loại phương tiện, thiết bị này lại chưa có. Tại một số địa phương, rác thải chủ yếu vẫn được chôn lấp hợp vệ sinh; chưa khai thác được các lợi ích từ việc tái chế, phân loại rác; giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải thấp; thiếu kinh phí đầu tư công nghệ. Trước những vướng mắc về phân loại, thu gom, nhất là xử lý rác thải sinh hoạt, ngày 13/5/2024, UBND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 1454/UBND-TNMT gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị ban hành quy trình, định mức kinh tế duy trì vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt sau phân loại để làm cơ sở cho UBND thành phố xây dựng và ban hành quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá áp dụng trên địa bàn thành phố. Cùng với đó, có hướng dẫn cụ thể đối với việc lưu trữ, thu gom, vận chuyển và việc áp dụng đơn giá xử lý đối với chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình, cá nhân sau phân loại. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, để việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ngày một tốt hơn, cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng, ban hành quy định về quy trình, định mức thu gom vận chuyển xử lý theo hướng mở hơn; hướng dẫn xử lý rác thực phẩm; xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các biện pháp kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm; huy động sự tham gia của cộng đồng. Đối với các địa phương, cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, xây dựng kế hoạch phân loại rác thải, xây dựng và ban hành các định mức và yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, vệ sinh môi trường. Cần tăng cường tuyên truyền mục đích, lợi ích của việc phân loại chất thải sinh hoạt; hướng dẫn cho cộng đồng nhận biết, phân loại đúng. Quan trọng hơn, mỗi người dân cần thay đổi thói quen, nêu cao ý thức trách nhiệm, vì cộng đồng, thường xuyên phân loại rác thải theo đúng hướng dẫn, hình thành nhận thức, góp phần bảo vệ môi trường.