Nội dung liên quan Thị trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận, Tin Trong Nước
Báo Dân Trí,
Gốm Bàu Trúc - nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
17:03:17 07/10/2024
theo đường link
https://dantri.com.vn/du-lich/gom-bau-truc-noi-luu-giu-van-hoa-truyen-thong-cua-dong-bao-cham-20241007111803150.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay. Nơi đây còn lưu giữ và phát triển nghề làm gốm hoàn toàn bằng thủ công của dân tộc Chăm. Tháp Chăm không chỉ là biểu tượng văn hóa của người dân địa phương mà còn là sản phẩm đặc trưng của làng gốm Bàu Trúc. Làng Bàu Trúc nằm tại trung tâm thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Trong số hơn 20 làng Chăm tại Ninh Thuận, chỉ có đất từ cánh đồng bên bờ sông Quao của Bàu Trúc mới có thể làm gốm. Loại đất sét này nổi tiếng với độ dẻo, mịn và nhiều đặc tính đặc biệt khác. Gốm Bàu Trúc được nặn hoàn toàn bằng tay, không sử dụng bàn xoay. Nghệ nhân di chuyển xung quanh bệ gốm để chế tác sản phẩm, tạo nên nét riêng biệt, thể hiện sự tinh tế và kỹ lưỡng của người Chăm. Theo truyền thuyết, gần ngàn năm trước, vợ chồng ông tổ Po K'long Chank đã dạy người dân Bàu Trúc cách làm gốm. Nghề này chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm, truyền từ đời này sang đời khác. Nghệ nhân Trương Thị Gạch, 80 tuổi, với hơn 65 năm kinh nghiệm, hướng dẫn khách tham quan làm gốm. Sau khi tạo hình, gốm thô được phơi nắng, làm láng và nung lộ thiên. Quá trình này tạo ra màu sắc đặc trưng cho gốm Bàu Trúc. Sau khi nung 4-5 giờ, gốm sẽ được lấy ra để phun màu (chiết xuất từ dầu hạt điều, cây vông...). Sau đó, lại được nung tiếp trong vòng 2 giờ để màu chín, thấm vào gốm. Cũng chính từ cách nung này mà gốm Bàu Trúc thường có màu vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu lạ và đẹp mắt, thể hiện rõ nét văn hóa Chăm cổ xưa. Sản phẩm của gốm Bàu Trúc rất đa dạng và phong phú, bao gồm các đồ gia dụng như: lu nước, nồi, bình, chậu, ấm, ly, phù điêu tượng thần và gạch dùng trong kiến trúc xây dựng. Hoa văn trên gốm Bàu Trúc thể hiện sự tự do và phóng khoáng của người thợ, không cần bản vẽ, mỗi sản phẩm là một tác phẩm độc bản. Anh Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc HTX gốm Bàu Trúc, cho biết làng nghề đang phát triển gắn với du lịch, nhưng đối mặt với thách thức bảo tồn nghề truyền thống khi các nghệ nhân lớn tuổi và giới trẻ tìm kiếm cơ hội khác. Năm 2017, nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tháng 11/2022, UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.