Nội dung liên quan Tỉnh Vĩnh Phúc, Tin Trong Nước
Báo Giáo dục & Thời đại,
Góp ý dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
13:01:06 28/09/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/gop-y-du-thao-nghi-dinh-quy-dinh-ve-huong-nghiep-va-phan-luong-trong-giao-duc-post702561.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hải Bình Theo dõi báo trên GD&TĐ - Ngày 27/9, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì hội thảo. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định, đại diện các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT; đại diện một số bộ, ngành Trung ương; đại diện Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục và chuyên gia. Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự thảo quy định cụ thể về các nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, nội dung thực hiện, đội ngũ triển khai, công tác phối hợp, kinh phí thực hiện, trách nhiệm thực hiện công tác hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành trình bày dự thảo Nghị định. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Qua thời gian khảo sát, nghiên cứu, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục. Tuy nhiên, đây là nội dung khó, phức tạp, do đó, Bộ GD&ĐT mong muốn lắng nghe ý kiến của đại diện các Sở GD&ĐT, nhà trường, các chuyên gia và đơn vị liên quan. Đặc biệt là những vướng mắc, khó khăn từ thực tế triển khai để Ban Soạn thảo, Tổ biên tập có những điều chỉnh phù hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ. Tại hội thảo, các ý kiến trao đổi tập trung nêu ý kiến, đề xuất về định hướng, tỷ lệ phân luồng, hướng nghiệp; đội ngũ làm công tác hướng nghiệp; công tác phối hợp thực hiện; các chính sách hỗ trợ; công tác kiểm tra, giám sát... Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Khương Duy trao đổi tại hội thảo. Là địa phương có nhiều khu công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới việc đào tạo nhân lực có chất xám, tay nghề cao đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Do đó, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc Phạm Khương Duy đề nghị Ban soạn thảo sẽ có những quy định rõ ràng hơn về cơ chế hợp tác giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp. Theo ông Phạm Khương Duy, nếu có những cơ chế ràng buộc, rõ ràng, cụ thể thì việc phân luồng, hướng nghiệp tại các trường phổ thông sẽ có tác động tốt hơn đến nhận thức của học sinh, phụ huynh, xã hội và đó là tác động hai chiều của cung - cầu nguồn nhân lực tại các địa phương. Ông Đinh Thanh Khương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh Hà Nam nêu vấn đề: Hiện nay, các cơ sở giáo dục thường xuyên đang thực hiện một lúc hai chương trình học là chương trình về học văn hóa và học nghề. Chính vì vậy, nếu tính tổng số tiết học của một học sinh trên một năm học nhiều hơn số tiết học của các học sinh tại các trường THPT. Mặt khác, các em vẫn phải đảm bảo đủ kiến thức văn hóa để thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Do đó, cần có những chính sách để cân đối về chương trình giáo dục, giảm áp lực cho các em học sinh. Từ đó thay đổi nhận thức của học sinh trong quá trình phân luồng, hướng nghiệp cuối cấp THCS. Nhấn mạnh vai trò của đội ngũ làm công tác phân luồng, hướng nghiệp, PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Những thông tin về phân luồng, hướng nghiệp thay đổi nhanh chóng nên đòi hỏi các giáo viên làm công tác hướng nghiệp trong các nhà trường phải luôn cập nhật để có những tư vấn, hướng dẫn cho học sinh đầy đủ về vấn đề này. Theo ông Phạm Mạnh Hà, đây là công việc khó, do đó, nhóm nhân sự này cần chia ra hai bộ phận gồm cán bộ nòng cốt và cán bộ hỗ trợ để được chuẩn hóa theo từng giai đoạn tư vấn cho học sinh, như vậy công tác hướng nghiệp mới thực chất, hiệu quả, đảm bảo được tính linh hoạt. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội thảo. Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao các ý kiến thảo luận, góp ý, trao đổi tại hội thảo. Đây là những ý kiến quý báu, sâu sát, đánh giá đúng thực trạng, góp phần hoàn thiện các nội dung của dự thảo Nghị định. Nhận định phân luồng, hướng nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, Thứ trưởng nhấn mạnh: “Nếu chúng ta hướng nghiệp tốt thì phân luồng rất thuận lợi. Nếu chúng ta định hướng đúng ngay từ đầu thì không tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của học sinh, phụ huynh và xã hội”. Theo Thứ trưởng, những khó khăn, bất cập thời gian qua trong công tác phân luồng, hướng nghiệp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa đạt được những mục tiêu đề ra, nhận thức xã hội chưa sâu sắc. Từ đó, Thứ trưởng lưu ý Ban soạn thảo, Tổ biên tập tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến được đề cập tại hội thảo, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị định để khi ban hành, áp dụng sẽ phù hợp với thực tế triển khai.