Nội dung liên quan Thị trấn Quốc Oai, Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Hà Nội: đời sống của người dân được đảm bảo trong bão số 3
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:49:56 29/09/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ha-noi-doi-song-cua-nguoi-dan-duoc-dam-bao-trong-bao-so-3-396281.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã để lại hậu quả lớn cho Hà Nội. Thiệt hại về kinh tế ước gần 2.300 tỷ đồng. Hiện, TP đang tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương tập trung hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão lũ, sớm ổn định cuộc sống. Đại biểu TP Hà Nội tham dự hội nghị. Sáng 28/9, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì đầu cầu TP Hà Nội dự Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3 của Thường trực Chính phủ. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và đại diện các sở, ban, ngành, 30 quận, huyện, thị xã. Thiệt hại gần 2.300 tỷ đồng Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, TP), trong đó có Hà Nội. Hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ, các hồ thủy điện thượng lưu hệ thống sông Hồng vận hành xả lũ làm mực nước các hồ chứa và hệ thống sông dâng cao. Do ảnh hưởng của đợt bão lũ, tại Hà Nội đã ghi nhận những thiệt hại lớn về người (4 người chết và 28 người bị thương); trong đó có 1 người chết và 10 người bị thương trong bão; còn lại là do trận dông lốc, cây xanh gãy, đổ vào chiều ngày 6/9 và do các sự cố sau bão. Hầu hết các địa phương trên địa bàn TP đều bị ảnh hưởng, thiệt hại về tài sản. Thống kê cho thấy, bão lũ đã khiến trên 100.000 cây xanh bị gẫy, đổ (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); gia súc chết trên 2.800 con; gia cầm chết, thất lạc khoảng 460.000 con; gần 30.000 hộ dân bị ngập nhà ở. Nông nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn nhất với trên 23.000ha lúa bị gẫy, đổ, dập nát; 15.000ha lúa bị ngập; rau màu bị ngập, ảnh hưởng trên 13.000ha; cây ăn quả bị hư hỏng trên 9.000ha, thủy sản bị ảnh hưởng trên 4000ha… Toàn TP cũng đã ghi nhận xảy ra khoảng 40 sự cố đê điều, trên 150 sự cố công trình thủy lợi cùng các sự cố, ảnh hưởng khác về ngập lụt… Ước tính thiệt hại kinh tế (nhất là nông nghiệp) do cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão là trên 2.287 tỷ đồng. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội nghị. Sớm ổn định đời sống người dân Theo Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến, ngay sau khi có thông tin về cơn bão số 3, Văn phòng thường trực đã có văn bản về việc chủ động ứng phó bão số 3. Căn cứ chỉ đạo của Trung ương, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã ban hành Điện ngày 5/9. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đã tổ chức họp triển khai, phân công chỉ đạo và ra thông báo Kết luận cuộc họp số 1863 -TB/TU ngày 6/9 về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều Công điện và văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả của bão số 3 và các loại hình thiên tai. Toàn bộ hệ thống chính trị từ TP đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã tiếp tục chủ động chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. “Nhờ sự chủ động từ sớm, từ xa, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đạt kết quả tốt, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản. Đời sống Nhân dân được đảm bảo an toàn; hệ thống công trình ổn định, không có các sự cố lớn xảy ra…” - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh. Đối với nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Thành uỷ đề nghị các cấp, ban ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai đồng thời các hoạt động khắc phục hậu quả bão lũ; đặc biệt lưu tâm đến việc đảm bảo an toàn, sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt của Nhân dân, nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời. Thường trực Thành uỷ cũng yêu cầu các địa phương tập trung kiểm tra, đánh giá các công trình bị ảnh hưởng, sạt lở, lún sụt để tham mưu UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý khẩn cấp. Nghiên cứu đề xuất cải tạo, nâng cấp các cầu yếu. Rà soát, cập nhật các phương án ứng phó với tình huống thiên tai, sự cố có thể xảy ra trong thời gian tới, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó, khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ”. Để hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai cho TP Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu đề xuất đầu tư công trình điều tiết thượng nguồn sông Cà Lồ, góp phần cắt lũ, giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du, trong đó có Hà Nội. Hà Nội cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công trình, triển khai quy hoạch nhằm tiêu thoát nước cho sông Đáy (cải tạo, nạo vét từ Đập Đáy ra đến biển); đồng thời hỗ trợ, đề xuất các giải pháp ứng phó lũ rừng ngang khu vực sông Bùi, sông Tích thường xuyên gây ngập lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức... Trước ảnh hưởng của bão số 3, UBND TP Hà Nội đã quyết định hỗ trợ các quận, huyện, thị xã (3 đợt) với tổng kinh phí 188,5 tỷ đồng và các đơn vị khác là 24,787 tỷ đồng. Tính đến nay, Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội cũng đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ 177,646 tỷ đồng; đã hỗ trợ 101,84 tỷ đồng (hỗ trợ Nhân dân Thủ đô 15,9 tỷ đồng, hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại 85,94 tỷ đồng) và nhiều nhu yếu phẩm cho Nhân dân bị ảnh hưởng bão lũ. Tùng Nguyễn