Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
VOV.VN - Theo Tờ trình của UBND thành phố Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại lớn cho Thủ đô, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Tổng kinh phí dự kiến là 213,392 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cấp thành phố cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.
Theo UBDN thành phố Hà Nội, tính đến ngày 16/9/2024, ước tính thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ sau bão là trên 2.287 tỷ đồng (22.848 ha lúa bị gẫy, đổ, dập nát; 13.832 ha lúa bị ngập; 10.830 ha rau màu bị ngập, ảnh hưởng; 9.045 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng; 4.212 ha thủy sản bị ảnh hưởng; 3.299 con gia súc bị chết; 453.104 con gia cầm bị chết, thất lạc…).
Thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ sau bão là trên 2.287 tỷ đồng
Trên địa bàn thành phố xảy ra khoảng 40 sự cố công trình đê điều và trên 150 sự cố công trình thủy lợi cùng các sự cố, ảnh hưởng khác về ngập lụt.
Vì vậy, để khôi phục nhanh sản xuất nông nghiệp sau bão, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thụt giảm cần tập trung hỗ trợ sản xuất trồng trọt.
Từ nay đến cuối năm, việc phát triển sản xuất trồng trọt chỉ có thể tập trung vào phát triển một số loại cây trồng vụ đông để đáp ứng ngay việc khôi phục sản xuất... Phát triển cây vụ đông là cơ hội để hộ nông dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tăng 5 lượng nông sản hàng hóa, đặc biệt là một số loại nông sản có giá trị chất lượng cao.
UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành nghị quyết về Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông, góp phần khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn thành phố năm 2024.
Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện sản xuất cây vụ đông năm 2024 tại các diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại từ 30% trở lên do bão số 3 và mưa lũ sau bão. Chủng loại cây trồng được hỗ trợ là cây đậu tương, ngô, khoai tây, khoai lang, lạc, rau các loại. Thời gian áp dụng vụ đông năm 2024.
Nội dung, mức hỗ trợ sau khi đánh giá mức độ thiệt hại tại diện tích sản xuất nông nghiệp do bão số 3 và mưa lũ sau bão, triển khai gieo trồng cây vụ đông năm 2024 tại diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại và cây trồng sinh trưởng, phát triển ổn định. Cụ thể, đối với đậu tương, ngô, lạc là 12 triệu đồng/ha; khoai tây, khoai lang là 30 triệu đồng/ha; rau các loại là 10 triệu đồng/ha.
Tổng kinh phí dự kiến là 213,392 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cấp thành phố cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.
Đề xuất hỗ trợ người trồng đào, quất Tết ở Tây Hồ Trước đó, thảo luận về Nghị quyết Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, đại biểu Lê Thị Thu Hằng (quận Tây Hồ) cho biết ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); có trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Quận đã báo cáo đề xuất và gửi về Sở NN-PTNT hỗ trợ 60 triệu đồng/ha với hoa đào; hỗ trợ 90 triệu đồng/ha quất.
Đại biểu quận Tây Hồ đề xuất ở nghị quyết này quy định giao cho các địa phương. Với quận Tây Hồ hoàn toàn có thể có điều kiện về ngân sách để áp dụng mức hỗ trợ phù hợp. Vì vậy, quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ trong mùa Đông Xuân này.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cho rằng, qua thảo luận, còn có nhiều đại biểu ở các khu vực sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, không phải ngoài danh mục cây ngô, đậu tương... mà còn hàng loạt cây sản xuất có giá trị hàng hóa cao khác (như cam canh, phật thủ, đào, quất bưởi...) cần cân nhắc xem xét.
Với kiến nghị của đại biểu quận Tây Hồ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị, UBND thành phố tiếp tục rà soát và khẩn trương tổng hợp, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và gửi đến HĐND thành phố sau khi có ý kiến thống nhất từ Ban Thường vụ Thành ủy.
“Đề nghị trình HĐND thành phố muộn nhất tại kỳ họp chuyên đề tháng 11/2024 để kịp thời hỗ trợ người dân ổn định sản xuất cố gắng ở mức tối đa”- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố nhấn mạnh.