Báo điện tử Tổ Quốc,

Hà Nội: Khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ để ổn định sản xuất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 04:46:18 28/09/2024 theo đường link https://toquoc.vn/ha-noi-khan-truong-trien-khai-cac-goi-ho-tro-de-on-dinh-san-xuat-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-bi-thiet-hai-do-bao-lu-20240927154950135.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Tổ Quốc) - UBND Thành phố đang khẩn trương triển khai Kết luận của của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai các gói hỗ trợ để ổn định sản xuất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ. Sáng 27/9, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình quý III/2024, nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình quý III/2024, nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3 diễn ra sáng 27/9 (Ảnh: Hanoi.gov.vn)
Cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo thống kê ảnh hưởng của bão đã khiến hơn 40.000 cây xanh bị gãy, đổ; 22.848ha lúa bị gãy, đổ, dập nát; 13.832ha lúa bị ngập; 10.830ha rau màu bị ngập, ảnh hưởng; 9.254ha cây ăn quả bị ảnh hưởng; 4.240ha thủy sản bị ảnh hưởng; 3.299 con gia súc bị chết; 462.893 con gia cầm bị chết, thất lạc.. Trên toàn thành phố xảy ra khoảng 40 sự cố công trình đê điều và trên 150 sự cố công trình thủy lợi cùng các sự cố, ảnh hưởng khác về ngập lụt…
Nhằm mau chóng khắc phục hậu quả của cơn bão, ổn định sản xuất cho người dân, doanh nghiệp, Thành phố đã chỉ đạo triển khai phương án trồng dựng lại tại chỗ khoảng 3.418 cây xanh; chuyển về vườn ươm để chăm sóc khoảng 580 cây; giải tỏa đảm bảo an toàn giao thông khoảng 7.420 cây. Đến nay, công tác giải tỏa đã hoàn thành đạt khoảng trên 98% khối lượng.
Các sự cố điện lực đã cơ bản được khắc phục kịp thời. Điện đã nhanh chóng được cấp lại cho 107.874/111.932 khách hàng bị ảnh hưởng, đảm bảo đời sống sinh hoạt.
Hệ thống công trình đê điều, thủy lợi cơ bản ổn định, không có các sự cố lớn xảy ra. Đã có trên 66.000 người trở về trên tổng số 78.000 người dân sơ tán, di dời. Còn lại khoảng hơn 12.000 người ở các huyện còn ngập Chương Mỹ, Mỹ Đức…
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: Hanoi.gov.vn)
Đối với nhân dân các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội chịu ảnh hưởng ngập nước, các lực lượng đã hỗ trợ 64,6 tấn gạo, hơn 4.300 thùng mì tôm, hơn 3.700 thùng sữa, gần 6.660 thùng nước, cùng hơn 16.300 bánh trưng… Thành phố cũng gấp rút triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất. Tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đề nghị cần có cơ chế phối hợp đối với xử lý cây xanh, hoàn trả hạ tầng kỹ thuật, ổn định đời sống cho nhân dân. Bên cạnh đó, cần phải có phương án xử lý lũ lụt cho các huyện chịu hậu quả cơn bão như Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mỹ Đức… Đối với hệ thống các cầu yếu, nhất là khu vực nông thôn, đề nghị lãnh đạo các địa phương quan tâm, xử lý, khắc phục.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 04/CT-TU Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao tinh thần chủ động của các đơn vị trong ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ trên địa bàn.
"Các đơn vị đã đánh giá kịp thời các cây cầu yếu để có cảnh báo, điều tiết kịp thời ngay từ những ngày đầu mưa bão. Các ngành cũng xử lý nhanh các sự số về điện lực, viễn thông, giao thông, khắc phục ngay các sự cố gãy đổ cây được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người dân đánh giá cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn bão số 3 rất nặng nề, các sở, ngành phải đánh giá căn cơ tác động đến nền kinh tế Thủ đô, nhất là xử lý những nơi ngập úng sâu" - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.
Với các nhiệm vụ quý IV, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác khắc phục cơn bão số 3, nhanh chóng ổn định đời sống, sinh hoạt cho nhân dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị UBND Thành phố khẩn trương triển khai Kết luận của của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai các gói hỗ trợ để ổn định sản xuất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các đơn vị tổng hợp, đưa vào kế hoạch đầu tư công 2024-2025 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 đối với các khu vực đê trọng yếu để tập trung triển khai trong thời gian tới.
Đối với Khu vực nội thành, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị UBND Thành phố sớm chỉ dạo Sở Xây dựng và các sở, các quận sớm xây dựng đề án tái trồng lại cây xanh bị đổ một cách tổng thể, căn cơ cũng như xây dựng đề án chỉnh trang đô thị.
"Đối với một số huyện ngập sâu, lâu ngày, ngay sau Hội nghị này, yêu cầu các huyện chỉ đạo “nước rút đến đâu, tiến hành tổng vệ sinh đến đó”, sớm ổn định đời sống nhân dân. Đặc biệt, tiến hành đánh giá mức độ hư hỏng, thiệt hại của nhà dân để có hình thức hỗ trợ" - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng yêu cầu đánh giá tác động về đê, cầu, hệ thống giao thông vận tải để từ đó đánh giá lại toàn bộ hệ thống cầu yếu sau cơn bão số 3.
Sao chép thành công