Báo Bnews,

Hà Nội: Làm rõ dấu hiệu bất thường về đấu giá đất tại Thanh Oai và Hoài Đức

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 03:34:16 06/10/2024 theo đường link https://bnews.vn/ha-noi-lam-ro-dau-hieu-bat-thuong-ve-dau-gia-dat-tai-thanh-oai-va-hoai-duc/349175.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Your browser does not support the audio element.
BNEWS
Liên quan đến đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức có dấu hiệu bất bình thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết qua rà soát đã xác định có 3 tồn tại.
Ngày 3/10, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế, xã hội quý III năm 2024 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan về các cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức có dấu hiệu bất bình thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Tấn cho biết: qua rà soát tại 2 huyện xác định có 3 tồn tại. Trước hết, về bảng giá đất, việc xây dựng, cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất trước khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực được căn cứ theo Khung giá đất của Chính phủ quy định, dẫn đến có sự chênh lệch giữa giá đất do UBND thành phố quy định và giá đất giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường. Ông Nguyễn Minh Tấn cho biết thêm, theo quy định của Luật Đất đai 2024, việc điều chỉnh bảng giá đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6/2024 của Chính phủ. Sở Tài nguyên và Môi trường hiện đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung triển khai xây dựng điều chỉnh bảng giá đất theo quy định. Do đó, chưa thể cập nhật ngay bảng giá đất sát với giá đất thực tế trên thị trường. Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện tình trạng người tham giá đấu giá không có nhu cầu để ở, đấu giá nhằm mục đích kinh doanh đầu cơ;tình trạng trả giá cao hơn giá thị trường để trúng đấu giá, sau đó không nộp tiền trúng đấu giá (bỏ cọc), nhằm mục đích làm giá, thổi giá gây nhiễu loạn giá thị trường vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Ngoài ra, trên địa bàn xuất hiện tình trạng người tham giá đấu giá những ô nhỏ, lẻ không có nhu cầu để ở, đấu giá nhằm mục đích kinh doanh đầu cơ dẫn đến phức tạp trong quản lý. Trước tình trạng trên, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các sở ngành có biện pháp cụ thể. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện quy định về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, hạn chế việc tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; ưu tiên việc đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo lựa chọn được chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án đầu tư theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cùng đó, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định của pháp luật đất đai hiện hành tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất, trình UBND thành phố quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định; kịp thời cập nhật, phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác xác định giá đất. Về triển khai, tổ chức đấu giá, phải thực hiện công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin về các phiên đấu giá trên hệ thống thông tin của Trung ương, thành phố và địa phương theo quy định. UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành; xem xét việc quy định bước giá, hình thức đấu giá (đấu nhiều vòng bắt buộc) đảm bảo tính cạnh tranh và sát giá thị trường. Theo ông Nguyễn Minh Tấn, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm việc cử đại diện tham dự, giám sát việc thực hiện phiên đấu giá. Đồng thời, truất quyền tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản; dừng phiên đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá, gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá hoặc hành vi bất thường khác theo quy định. Công an thành phố xem xét các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã có biện pháp ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định đấu giá không được tiếp tục tham gia đấu giá; đề xuất giải pháp ngăn chặn hoặc hạn chế việc tiếp tục tham gia đấu giá đối với các trường hợp đã từng tham gia đấu giá, trả giá cao bất thường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền trúng đấu giá theo quy định. Ngoài ra, UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền trúng đấu giá theo quy định gây nhiễu loạn thị trường, công bố danh sách công khai. Liên quan đến tình trạng khu vực đê Tả Cà Lồ thuộc thôn Thu Thủy, xã Xuân Thu (Sóc Sơn, Hà Nội) bị lấn chiếm để tập kết rác thải trái phép, gây nguy cơ ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, sức khỏe người dân trong khu vực, đại diện lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết: UBND xã Xuân Thu đã lắp đặt camera để theo dõi cũng như xử lý các hộ gia đình cá nhân tập kết rác thải trái phép tại đây. Xã Xuân Thu đã phân bổ lực lượng trực tại vị trí này. Huyện cũng yêu cầu xã Xuân Thu tăng cường công tác tuyên truyền đến các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn trong việc đưa rác ra vị trí được bố trí điểm tập kết theo quy định. Trong thời gian tới, UBND huyện Sóc Sơn kiên quyết chỉ đạo không để tình trạng tập kết rác diễn ra tại vị trí này nữa. Cụ thể, trong tháng 10/2024, sẽ không còn các hộ gia đình, cá nhân tập kết rác tại những điểm này. Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thực hiện 9 tháng đầu năm 2024 là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, du lịch, tiêu dùng đang có những bứt phá, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng. Trong quý IV/2024, thành phố sẽ quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và kế hoạch trung hạn 2021-2025. Đặc biệt, thành phố sẽ phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành Trung ương tham mưu các nghị định, nghị quyết, quyết định triển khai thực hiện để Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống; Thực hiện công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xây dựng kế hoạch thực hiện 2 quy hoạch ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú đã thời gian qua, công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đã được tăng cường. Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 đối với 18/18 huyện, thị xã (trong tổng số 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố) theo đúng tiến độ, là căn cứ để tiến hành thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thủ đô.
Sao chép thành công