Nội dung liên quan Xã Đan Phượng, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Hà Nội: sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
10:55:22 16/09/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ha-noi-sot-xuat-huyet-tay-chan-mieng-gia-tang-394876.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần từ ngày 6/9 đến 13/9/2024, thủ đô đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể các ca mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sốt xuất huyết. Người dân dọn dẹp nhà cửa sau bão. Ảnh: Khánh Huy Tình hình sốt xuất huyết Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 37 trường hợp so với tuần trước (190 ca). May mắn là chưa có ca tử vong nào được báo cáo. Bệnh nhân phân bố tại 27 quận, huyện, thị xã. Các địa phương có số ca mắc cao bao gồm: Đan Phượng, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thạch Thất, Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, và Phúc Thọ. Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân gồm: Tân Hội, Đồng Tháp, Phương Đình (huyện Đan Phượng); Dương Nội (Hà Đông); Hữu Bằng (Thạch Thất); Đông La (Hoài Đức); Phụng Thượng (Phúc Thọ). Tính từ đầu năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận 2.966 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 71,4% so với cùng kỳ năm 2023 (10.372 ca). Trong tuần có 9 ổ dịch sốt xuất huyết mới được phát hiện tại các quận, huyện: Ba Đình, Đan Phượng, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Oai, và Thạch Thất. Hiện còn 18 ổ dịch đang hoạt động trên toàn thành phố. CDC Hà Nội nhận định dịch sốt xuất huyết đang bước vào giai đoạn cao điểm (từ tháng 9 đến tháng 11). Với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tình hình các bệnh truyền nhiễm khác Hà Nội ghi nhận 52 ca mắc tay chân miệng, tăng 22 ca so với tuần trước. Tổng số ca mắc năm 2024 là 1.961 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (1.518 ca). Thành phố cũng ghi nhận 1 ca mắc bệnh Sởi, tại Ứng Hòa, xâm nhập từ Thanh Hóa. Tổng số ca mắc năm 2024 là 4 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0 ca). Theo CDC Hà Nội, Thành phố đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc Sởi trên địa bàn, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là vào 3 tháng cuối năm 2024. Hà Nội ghi nhận 3 ca mắc ho gà mới, tăng 2 ca so với tuần trước. Tổng số ca mắc năm 2024 là 228 trường hợp tại 29 quận, huyện, thị xã. Về Liên cầu lợn, phát hiện 1 ca mắc mới tại Hoàn Kiếm. Tổng số ca mắc năm 2024 là 8 trường hợp, giảm so với cùng kỳ năm 2023 (15 ca). Biện pháp phòng chống dịch CDC Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh, bao gồm: tăng cường giám sát, điều tra và xử lý ổ dịch tại các khu vực có ca bệnh. Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các khu vực bị ngập lụt do mưa lũ như Chương Mỹ, Thạch Thất, Đông Anh, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Quốc Oai. Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục giám sát hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại các khu vực ngập lụt: Nam Từ Liêm, Sóc Sơn, Ba Đình, Đan Phượng, Thường Tín, Mê Linh, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Thanh Trì. Thực hiện giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động tại Ba Đình và Hai Bà Trưng. Tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân về nguy cơ dịch bệnh và biện pháp phòng chống trong mùa mưa lũ. Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực có nguy cơ cao và khu vực bị ảnh hưởng do ngập lụt. Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay sau khi nước rút, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại khu vực có nguy cơ sau khi đã thực hiện vệ sinh môi trường. Tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để, kịp thời ca bệnh, ổ dịch trong và sau ngập lụt như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ, cúm, tả, thương hàn… Minh Nhật