Nội dung liên quan Thị trấn Phúc Thọ, Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo Đấu thầu,
Hà Nội tăng cường quản lý đấu giá đất
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:39:56 07/10/2024
theo đường link
https://baodauthau.vn/ha-noi-tang-cuong-quan-ly-dau-gia-dat-post166032.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tác giả: Thu Giang Nam miền Nam Nam miền Nam (BĐT) - Sáng 2/10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri các huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây trước Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khoá XV. Tại cuộc tiếp xúc, cử tri cho rằng, nhiều dự án đấu giá đất hiện nay có tình trạng đẩy giá đất lên cao để trục lợi; do đó cần có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn, tránh tình trạng “sốt đất ảo”. Hội nghị Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội tiếp xúc với cử tri trước Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV Trao đổi tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Thị Lường (thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ) nêu ý kiến về vấn đề đấu giá đất trong thời gian qua, trong đó có tình trạng giá đấu cao bất thường tại một số địa phương, sau khi đấu giá xong lại bỏ cọc. Do đó, cử tri đề nghị Nhà nước có giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc đấu giá đất để tạo điều kiện tiếp cận cho những người dân thực sự có nhu cầu. Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội khoá XV Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh, tình trạng đẩy giá đất lên cao rồi bỏ cọc khiến công tác đấu giá bị kéo dài, gây lãng phí nguồn lực và đặc biệt ảnh hưởng đến nhu cầu thực của người dân. Bà Phạm Thị Thanh Mai cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành đã và đang có nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng này, bao gồm cả việc chỉnh lý các điều khoản trong Luật Đất đai. Trước đó, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Thành phố yêu cầu hạn chế việc tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở. Bên cạnh đó, ưu tiên việc đấu giá quyền sử dụng đất cho tổ chức thực hiện dự án đầu tư, bảo đảm lựa chọn được chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Sở Tài nguyên và Môi trường được giao tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất, trình UBND Thành phố quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định; kịp thời cập nhật, phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác xác định giá đất. Về triển khai và tổ chức đấu giá, Hà Nội yêu cầu phải công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin về các phiên đấu giá trên hệ thống thông tin của Trung ương, Thành phố và địa phương theo quy định. Các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất đúng trình tự, thủ tục theo quy định; xem xét việc quy định bước giá, hình thức đấu giá (đấu nhiều vòng bắt buộc) bảo đảm tính cạnh tranh và sát giá thị trường. Thực hiện nghiêm việc cử đại diện tham dự, giám sát việc thực hiện phiên đấu giá; truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm; dừng phiên đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá, gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá hoặc hành vi bất thường khác theo quy định. UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị Công an Thành phố xem xét các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã có biện pháp ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định đấu giá không được tiếp tục tham gia đấu giá. Ngoài ra, đề xuất giải pháp ngăn chặn hoặc hạn chế việc tiếp tục tham gia đấu giá đối với các trường hợp đã từng tham gia đấu giá, trả giá cao bất thường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền trúng đấu giá theo quy định. UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền trúng đấu giá theo quy định gây nhiễu loạn thị trường; công bố danh sách công khai trên trang thông tin của huyện và báo cáo, cung cấp thông tin để công bố công khai trên trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian qua, các huyện Thanh Oai, Hoài Đức và một số nơi đã diễn ra tình trạng hàng trăm khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất với mức trả giá trên 100 triệu đồng/m2. Trong đó, lô đất trúng đấu giá ở Hoài Đức ghi nhận mức giá 133 triệu đồng/m2, gấp 18 lần mức khởi điểm.