Nội dung liên quan Xã Tiền Yên, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo Dân Trí,
Hà Nội thừa nhận có tình trạng đầu cơ, thổi giá gây nhiễu loạn đấu giá đất
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:47:41 04/10/2024
theo đường link
https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-thua-nhan-co-tinh-trang-dau-co-thoi-gia-gay-nhieu-loan-dau-gia-dat-20241003194415475.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Sau quá trình triển khai đấu giá đất ở hai huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thừa nhận nhiều bất cập, trong đó có tình trạng đầu cơ, thổi giá làm nhiễu loạn thị trường. Thực tế này được Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Tấn chỉ ra tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý III năm 2024 do UBND TP Hà Nội tổ chức. Ông Tấn cho biết trong tháng 8, hai huyện Thanh Oai và Hoài Đức của Hà Nội đã tổ chức đấu giá đất. Cụ thể, huyện Thanh Oai đấu giá 68 thửa đất tại xã Thanh Cao với tổng diện tích trên 5.595m2. Giá khởi điểm 8,6-12,5 triệu đồng/m2; giá trúng đấu giá từ 51,8 đến 105 triệu đồng/m2. Huyện Hoài Đức tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại xã Tiền Yên với tổng diện tích 1.799m2. Giá khởi điểm là 7,3 triệu đồng/m2; giá trúng đấu giá từ 91,3 đến 133,3 triệu đồng/m2. Qua rà soát, nắm thông tin trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xác định việc đấu giá đất tại những huyện này có 3 tồn tại. Nhà đầu tư mệt mỏi ngủ thiếp đi trong lúc chờ kết quả đấu giá đất diễn ra tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Ảnh: Dương Tâm). Thứ nhất là về bảng giá đất. Do việc xây dựng, cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất trước Luật Đất đai 2024 được căn cứ theo khung giá đất của Chính phủ, dẫn đến có sự chênh lệch giữa giá đất do UBND thành phố quy định và giá đất giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường... Thứ hai , trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng người tham gia đấu giá đất không có nhu cầu để ở, đấu giá nhằm mục đích "đầu cơ". Cùng với đó còn có tình trạng trả giá cao hơn giá thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền trúng đấu giá (bỏ cọc), nhằm làm giá, thổi giá gây nhiễu loạn giá thị trường. Thứ ba , việc đấu giá các ô đất nhỏ, lẻ có việc người tham gia đấu giá để đầu cơ, không có nhu cầu ở, dẫn đến phức tạp trong quản lý về đất. Để giải quyết các tồn tại này, Hà Nội đã chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện quy định về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Chính quyền Hà Nội yêu cầu hạn chế việc tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo lựa chọn được chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án đầu tư theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ông Nguyễn Minh Tấn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Hải). Sở Tài nguyên và Môi trường được giao cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất; phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác xác định giá đất. Về triển khai, tổ chức đấu giá, ông Tấn nhấn mạnh việc đảm bảo công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin về các phiên đấu giá trên hệ thống thông tin của Trung ương, thành phố và địa phương. Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất đúng trình tự, thủ tục; xem xét việc quy định bước giá, hình thức đấu giá (đấu nhiều vòng bắt buộc) đảm bảo tính cạnh tranh và sát giá thị trường. Nhà chức trách yêu cầu truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm; dừng phiên đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá. Công an thành phố được giao có biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã có biện pháp ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định đấu giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.