Nội dung liên quan Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Hà Nội tròn một tuần sau bão số 3: Cây xanh nghiêng ngả - Hiểm nguy chực chờ
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:53:31 17/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/ha-noi-tron-mot-tuan-sau-bao-so-3-cay-xanh-nghieng-nga-hiem-nguy-chuc-cho-380079.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngọc Trâm (TN&MT) - Hôm nay, đã tròn một tuần sau bão số 3 (8/9 - 16/9), cảnh tượng những hàng cây đổ, bật gốc, gãy cành đã phần nào được các lực lượng chức năng khắc phục. Thế nhưng, không ít người dân vẫn chủ quan, chưa nhận thức đầy đủ về mối nguy hiểm tiềm tàng khi tiếp tục đỗ xe dưới những gốc cây sau bão. Những hàng cây xanh mướt vốn được xem như “lá phổi” của thành phố giờ đây đang trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng trong thời điểm thời tiết cực đoan. Cây nghiêng sắp bật gốc, ô tô vẫn bất chấp đỗ phía dưới. Ảnh: Việt Hùng (chụp lúc 6h30 sáng ngày 16/9/2024) Chủ quan đánh đổi bằng thiệt hại Cơn bão số 3 là một cú giáng mạnh vào Thủ đô và các địa phương lân cận khi hàng loạt cây xanh đổ xuống, đè lên xe cộ và cản trở giao thông. Trước cơn bão, đã có những thông tin cảnh báo rõ ràng, nhưng không ít người vẫn chủ quan, thản nhiên để xe ngoài trời, bên cạnh những gốc cây lớn. Kết quả là hàng loạt xe bị đè bẹp bởi cây gãy đổ, gây ra những tổn thất không nhỏ. Những ngày qua, Hà Nội khoác lên mình một diện mạo u ám khi khắp nơi đâu đâu cũng thấy bóng dáng của những cây xanh bật gốc, gãy đổ nằm ngổn ngang khiến người dân không khỏi lo âu, bất an. Cây xanh gãy đổ, trạm biến áp "bật gốc" vẫn đang chờ lực lượng chức năng xử lý. (Ảnh chụp trên đường Trung Kính lúc 7h45 sáng 16/9) Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến ngày 13/9, thành phố đã ghi nhận hơn 40.000 cây xanh bị gãy đổ, bật gốc, trong đó hơn 13.600 cây xanh đô thị nằm trên các tuyến phố, đảo giao thông và dải phân cách. Dẫu vậy, con số này có thể còn tăng lên, khi nhiều quận, huyện chưa hoàn tất báo cáo về thiệt hại. Mặc dù công tác khắc phục hậu quả sau bão đang được triển khai nhanh chóng, tình trạng cây xanh nghiêng ngả, gốc rễ trồi lên khỏi mặt đất vẫn là một mối đe dọa lớn đối với người dân Hà Nội. Các cây được chống đỡ bằng trụ sắt cũng không thoát khỏi tình trạng này, tạo ra một không gian đầy bất ổn, nơi hiểm họa luôn rình rập từng bước chân người qua lại. Đáng chú ý, các khu vực có mật độ cư dân cao như các khu đô thị và chung cư đang là điểm nóng khi xe cộ thường đỗ dưới những gốc cây lớn. Cây bật gốc ngả ra đường. (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Chánh lúc 8h sáng 16/9) Cây nghiêng - Hiểm nguy đe dọa từng ngày Cây xanh đô thị không chỉ là “lá chắn” của thành phố trước ô nhiễm mà còn là biểu tượng cho sức sống bền bỉ. Thế nhưng, những cơn bão mạnh đã phơi bày những điểm yếu trong công tác trồng và quản lý cây xanh tại Hà Nội. Đặc thù đất trũng, độ ẩm cao và các mạch nước ngầm đã làm cho bộ rễ của nhiều cây xanh không phát triển đúng cách, dễ bị bật gốc khi gặp gió lớn. Hơn nữa, những cây được trồng trong không gian chật hẹp, bị bao quanh bởi bê tông và các công trình ngầm, không có đủ dinh dưỡng và không gian để phát triển. Khi đó, tán lá to rộng của cây trở nên mất cân đối với bộ rễ yếu ớt dẫn đến việc cây dễ dàng đổ gãy khi đối diện với bão lớn. Mặc kệ tình trạng cây cao nguy cơ đổ xuống, nhiều ô tô vẫn đỗ phía dưới. (Ảnh chụp trên đường Trần Kim Xuyến lúc 8h sáng 16/9) Mặt khác, những cây xanh này không được trồng trong điều kiện tự nhiên mà bị ép phát triển trong những hố cây nhỏ hẹp với xung quanh là vật liệu xây dựng, lu lèn chặt cứng. Điều này ngăn chặn rễ cây phát triển sâu xuống lòng đất, làm cho cây trở nên yếu ớt trước sức mạnh của những cơn bão dữ. Khi bão đến, những cây này không thể trụ vững và trở thành mối hiểm họa đe dọa tính mạng và tài sản của người dân. Một cây lớn nghiêng cản lối đi, đe dọa an toàn của người dân. (Ảnh chụp trên đường Hạ Yên Quyết lúc 8h30 sáng 16/9) Cơn bão số 3 đã để lại cho Hà Nội những bài học đắt giá, không chỉ về công tác quản lý cây xanh mà còn về ý thức của người dân trước thiên tai. Đỗ xe dưới gốc cây lớn trong mùa mưa bão là hành động đầy rủi ro, có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng không chỉ về tài sản mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người vẫn rất chủ quan trước tình trạng cây nghiêng cạnh xế hộp của mình. (Ảnh chụp trên đường Vũ Phạm Hàm lúc 8h30 sáng 16/9) (Ảnh chụp trên đường Trung Kính lúc 8h30 sáng 16/9) (Ảnh chụp trên đường Trần Kim Xuyến lúc 8h30 sáng 16/9) (Ảnh chụp trên đường Vũ Phạm Hàm lúc 8h30 sáng 16/9) (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Như Uyên lúc 8h30 sáng 16/9) Cây xanh Hà Nội dù đã đứng vững qua bao mùa mưa bão nhưng cũng cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận hơn. Những cơn bão tiếp theo sẽ không chờ đợi chúng ta sẵn sàng, vì vậy, ngay từ bây giờ, việc ý thức được mối nguy hiểm từ thiên tai và chủ động bảo vệ tài sản, tính mạng của mình là điều không thể xem nhẹ.
Liên quan đến công tác này, ngày 13/9, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã trực tiếp đi kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị chức năng nhanh chóng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua, đặc biệt là việc cắt tỉa và xử lý những cây xanh nghiêng ngả, gãy đổ để đảm bảo an toàn cho người dân.Những gì đã xảy ra trong đợt bão số 3 là lời cảnh tỉnh cho cả chính quyền và người dân về tầm quan trọng của việc quản lý cây xanh và bảo vệ tài sản cá nhân. Thiên nhiên luôn có sức mạnh khôn lường và cây xanh - vốn được xem như biểu tượng của sự sống cũng có lúc trở thành mối nguy hại nếu không được chăm sóc đúng cách.Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng nhấn mạnh công tác trồng lại cây cần phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn với dự kiến có khoảng 3.000 cây sẽ được cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Mục tiêu là khắc phục hoàn toàn tình trạng cây xanh gãy đổ trước ngày 25/9, trả lại không gian xanh và an toàn cho thành phố.