Nội dung liên quan Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tin Trong Nước
Báo Dân Trí,
Hai bệnh nhi tan máu bẩm sinh được ghép tủy thành công
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
01:17:38 08/10/2024
theo đường link
https://dantri.com.vn/suc-khoe/hai-benh-nhi-tan-mau-bam-sinh-duoc-ghep-tuy-thanh-cong-20241007173620411.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Bệnh viện Trung ương Huế đã điều trị thành công 2 ca ghép tủy đồng loại đầu tiên trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Theo Bệnh viện Trung ương Huế, ca ghép đầu tiên là cháu T.V.V. (42 tháng tuổi, quê thành phố Đà Nẵng), được chuẩn đoán mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ khi 2 tuổi và phải vào bệnh viện truyền máu hằng tháng. Ca thứ 2 là bệnh nhi P.L.H.V. (8 tuổi), được phát hiện bệnh từ khi 17 tháng tuổi. Cả 2 bệnh nhi đều có kết quả xét nghiệm phù hợp hoàn toàn với người thân và được tiến hành ghép tủy đồng loại. Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Ảnh: Bệnh viện Trung ương Huế). Việc điều trị thành công bệnh tan máu bẩm sinh giúp các bệnh nhi không còn phải lệ thuộc vào truyền máu định kỳ, có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khỏe mạnh khác. Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đây là một bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại, đánh dấu thành công quan trọng trong việc điều trị bệnh tan máu bẩm sinh, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhi mắc bệnh di truyền và hiểm nghèo. Bệnh viện Trung ương Huế trở thành đơn vị đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tủy đồng loại tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, là đơn vị thứ hai trong cả nước áp dụng kỹ thuật cao cấp này. Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết bệnh tan máu bẩm sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Với các trường hợp nặng, trẻ phải lệ thuộc vào truyền máu thường xuyên, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống. "Thành công trong việc ghép tủy đồng loại tại Bệnh viện Trung ương Huế không chỉ mang lại hy vọng cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mà còn mở ra triển vọng điều trị cho các bệnh lý khác cần ghép tủy đồng loại, như: suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát", bác sĩ Hiệp cho biết.