Nội dung liên quan Xã Liên Khê, Huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng, Tin Trong Nước
Báo Giáo dục & Thời đại,
Hải Phòng: Nỗ lực đưa các thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động trở lại
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:32:26 30/09/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/hai-phong-no-luc-dua-cac-thiet-che-van-hoa-the-thao-hoat-dong-tro-lai-post702763.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo dõi báo trên GD&TĐ -Hơn 20 ngày sau bão Yagi, ngành Văn hoá TP Hải Phòng vẫn đang nỗ lực khắc phục thiệt hại để trở về với hoạt động thường ngày. Cán bộ, nhân dân cùng khắc phục hậu quả sau bão tại Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia- Đình Hàng Kênh. Yagi cuốn theo hàng trăm tỷ đồng Bảo tàng Hải Phòng, Di tích quốc gia Đền Nghè, Di tích lịch sử bãi cọc Cao Quỳ; Trung tâm huấn luyện Thể dục – Thể thao; Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật thành phố và nhiều công trình văn hoá của Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề sau bão. Theo thống kê của TP Hải Phòng, sức tàn phá của cơn bão Yagi đã khiến 552 công trình văn hoá bị ảnh hưởng, trong đó, 91 công trình bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%); 14 công trình bị thiệt hại bị thiệt hại rất nặng (từ 50-70%); 55 công trình thiệt hại nặng (từ 30-50%). Ngoài ra, có tới 514 di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn bị thiệt hại; trong đó 16 di tích bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%); 113 di tích bị thiệt hại nặng và rất nặng (30-70%). Ước tính, bão số 3 gây ra thiệt hại cho ngành Văn hoá Hải Phòng khoảng trên 246 tỷ đồng. Nhà hát lớn thành phố, một di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia vốn là niềm tự hào của người dân TP Cảng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Phía sân khấu Nhà hát bị tốc mái hoàn toàn; hệ thống đèn treo khu vực sân khấu bị ngấm nước; màn hình Led chính bị ướt, phải mang đi sấy… Phần mái của Bảo tàng Hải Phòng bị bay ngói, ảnh hưởng nặng nề tới các hiện vật phía trong. Theo ghi nhận, Bảo tàng Hải Phòng, quận Hồng Bàng bị hỏng mái nhà trưng bày, sạt ngói trên mái tòa nhà, gây hỏng hệ thống chống thấm, gây hỏng hệ thống trưng bày. Kho hiện vật bị ngấm nước. Hệ thống trưng bày hiện vật bị hư hỏng do nhiều khu vực trần phòng có tuổi đời 30 năm bị rơi xuống. Di tích Bãi cọc Cao Quỳ thuộc xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên bị gió bão gây hư hại nặng. Khu nhà bạt của khu vực bảo quản cọc nguyên gốc bị rách, cong hệ thống khung. Một phần tường bao quanh di tích bị gãy đổ. Toàn bộ mái nhà trạm biến áp, trạm bơm tuần hoàn lọc kín nước bảo quản gỗ nguyên gốc, khu nhà xe bị gió thổi bay mất mái. Khuyến khích huy động xã hội hoá Ngay từ 9/9, Bảo tàng Hải Phòng, Khu di tích bãi cọc Cao Quỳ đã thông báo phải đóng cửa tạm thời, không nhận khách tham quan để khắc phục hậu quả cơn bão số 3 cho đến khi có thông báo mới. Bà Bùi Thị Nguyệt Nga, Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng cho hay, đơn vị đã linh hoạt khắc phục tạm thời các hạng mục bị ảnh hưởng sau bão. Toàn bộ cây xanh bị đổ, nghiêng, bật gốc tại các di tích do Bảo tàng quản lý đã được cắt, trồng lại. Phần mái ngói bị hỏng được khắc phục tạm thời để bảo vệ các hiện vật phía dưới. Đối với các hạng mục hư hỏng nặng, đơn vị cũng đang xin ý kiến cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch tu bổ đúng quy trình. Riêng Bảo tàng Hải Phòng, các cán bộ và nhân viên đang tìm mọi giải pháp để có thể mở cửa trở lại khu vực trưng bày trong tháng 10/2024. Đình Hàng Kênh- Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia có nhiều cây cối bị đổ gục sau bão. Đối với các di tích có hạng mục, công trình bị ảnh hưởng (đổ tường bao khuôn viên di tích, xô lệch ngói, sập mái…), Sở VHTT Hải Phòng đã đề nghị các Ban Quản lý di tích, các địa phương chủ động khắc phục sửa chữa; báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí khắc phục thiên tai. Ông Trịnh Văn Tú – Phó Giám đốc Sở VHTT TP Hải Phòng nhấn mạnh, trước mắt, các đơn vị huy động kinh phí xã hội hoá để bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định. Trong quá trình phục hồi, các địa phương cũng như Ban quản lý di tích không dựng, tái dựng các công trình nhà tạm, lán tôn tại vị trí không phù hợp với đặc điểm di tích, gây mất mỹ quan. Đối với các di tích lịch sử - văn hoá xếp hạng cấp thành phố được công trợ kinh phí tu bổ giai đoạn 2018 – 2025 và các di tích quốc gia được công trợ kinh phí tôn tạo giai đoạn 2023-2027, Sở VHTT đề nghị các địa phương khẩn trương lập hồ sơ bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để đề nghị, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định để thực hiện.