Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,

Hai thửa đất, toà huyện nói chia 5, toà tỉnh tuyên chia 2

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 01:01:47 21/09/2024 theo đường link https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/hai-thua-dat-toa-huyen-noi-chia-5-toa-tinh-tuyen-chia-2-395316.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Được UBND huyện chia đất vào năm 1998 nhưng 23 năm sau, anh Đồng Thanh Bằng, thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) mới biết một phần tài sản là đất của mình cấp riêng cho bố, mẹ anh. Mọi chuyện sẽ không phức tạp nếu như bố mẹ anh không ra toà làm thủ tục ly hôn, chia tài sản và nếu như hai cấp toà sơ thẩm và phúc thẩm không trái quan điểm.
Ông Đồng Văn Bảng cho biết, quá trình lấy 204m2 đất thửa số 221 để chuyển sang hai thửa mới là 238 và 216 nhưng UBND huyện Hiệp Hoà và các bên liên quan đã không hỏi ý kiến chủ tài sản và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là anh Bằng cùng các đồng thừa kế khác. Ảnh: N.S
Toà huyện nói chia 5
Năm 1998, UBND huyện Hiệp Hoà tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSD) đất cho hộ ông Đồng Văn Bảng. Diện tích đất được cấp là 2.191m2, địa chỉ thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Tổng số đất nói trên được hình thành từ 13 thửa đất, trong đó có thửa số 221, rộng 204m2 thuộc tờ bản đồ số 16. Đây là tài sản chung của 5 người trong gia đình ông Bảng gồm: bố mẹ ông Bảng là hai cụ Vịnh, cụ Tiền, ông Bảng cùng vợ là bà Tạ Thị Hồng Điệp và anh Đồng Thanh Bằng (con trai của ông Bảng, bà Điệp).
Năm 2014, UBND xã Hợp Thịnh và UBND huyện Hiệp Hoà có chủ trương cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ dân trên địa bàn xã Hợp Thịnh.
Thời điểm này, cụ Vịnh và cụ Tiền đều đã chết. Quá trình làm các thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận QSD đất, vợ chồng ông Bảng cùng các bộ phận liên quan của UBND xã Hợp Thịnh và UBND huyện Hiệp Hoà đã cắt 204m2 đất từ thửa số 221, tờ bản đồ số 16 đã được UBND huyện Hiệp Hoà tiến hành cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho hộ ông Đồng Văn Bảng vào năm 1998 để chuyển sang hai thửa đất mới là 238 và 216.
Theo đó, ngày 30/6/2014, UBND huyện Hiệp Hoà cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho tích 667,4m2 đất (gồm 300m2 đất ở và 367,4m2 đất trồng cây lâu năm) thuộc thửa đất số 238 tờ bản đồ số 10 cho vợ chồng ông Bảng. Ngày 18/12/2014, UBND huyện Hiệp Hoà cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho vợ chồng ông Bảng, diện tích đất 458,8m2, thửa đất số 216 thuộc tờ bản đồ số 10. Cả hai thửa đất này đều có địa chỉ tại thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà.
Như vậy, hai thửa đất mới là 238 và 216 được hình thành từ nhiều thửa đất, trong đó có thửa số 221, tờ bản đồ số 16, rộng 204m2.
Anh Đồng Thanh Bằng cho biết, việc bố mẹ mình tự ý cắt 204m2 đất ở thửa số 221 anh không được biết. Từ tài sản chung của 5 người, trong đó có anh nhưng theo Giấy chứng nhận QSD đất mới của UBND huyện Hiệp Hoà, phút chốc thành tài sản của 2 người là bố, mẹ anh.
Anh Bằng biết việc khi thời điểm năm 2021 khi bố mẹ bất đồng quan điểm và nộp đơn xin ly hôn ở toà. Cũng năm này Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Hiệp Hoà đã mở phiên xét xử, công nhận sự thuận tình ly hôn giữa hai người. Đến nay, vướng mắc giữa hai người là phần tài sản chung.
Tại Bản án sơ thẩm số 80/2022/HNGĐ-ST ngày 20/9/2022, TAND huyện Hiệp Hoà nhận định, nguồn gốc hình thành hai thửa đất 238 và 216 gồm một phần là diện tich đất nông nghiệp (tức diện tích 204m2, thửa số 221, tờ bản đồ số 16- P.V) của gia đình ông Bảng được giao năm 1991 gồm 5 khẩu là hai cụ Vịnh, cụ Tiền, ông Bảng, bà Điệp và anh Bằng.
Sau khi được giao ruộng, gia đình ông Bảng lại đổi đất nông nghiệp của gia đình ở nơi khác với các ông, bà Xa, Phúc, Hậu, Xuất, Đang và mua của anh Thắng để hợp thành hai thửa 238 và 216 như hiện tại.
Từ đó, TAND huyện Hiệp Hoà đi đến quyết định, xác định thửa đất 238 và 216 là tài sản sở hữu chung của hộ gia đình ông Đồng Văn Bảng chứ không phải tài sản của riêng vợ chồng ông Bảng. Về thửa đất số 238 được TAND huyện chia làm 3 phần. Cụ thể, bà Điệp được giao 238m2, ông Bảng được giao cho ông Bảng 229,4m2 đất và anh Bằng được giao 200m2 đất trồng cây lâu năm.
Tại thửa đất số 216, toà án cho rằng đây là phần di sản của cụ Vịnh, cụ Tiền nên giao toàn bộ diện tích 458,7m2 cho bà Đồng Thị Vượng (con gái của hai cụ Vịnh, cụ Tiền và là chị gái của ông Bảng) là đại diện những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Vịnh, cụ Tiền quản lý.
Tuy nhiên, ông Bảng, bà Điệp không đồng ý với phán quyết này nên làm đơn kháng cáo.
Toà tỉnh tuyên chia 2
Ngày 8/5/2023, TAND tỉnh Bắc Giang đã mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn. Khác với quan điểm của TAND huyện Hiệp Hoà, rằng thửa đất 238 và 216 là tài sản sở hữu chung của hộ gia đình ông Đồng Văn Bảng. TAND tỉnh đã bác bỏ quan điểm này và cho rằng toàn bộ hai thửa đất số 238 và thửa đất số 216 là tài sản chung của ông Bảng, bà Điệp.
Bản án số 23/2023/HNGĐ-PT ngày 8/5/2023 của TAND tỉnh Bắc Giang khẳng định, 204m2 đất thuộc thửa số 221, tờ bản đồ số 16 khi còn là một trong 13 thửa đất nằm trong Giấy chứng nhận QSD đất được UBND huyện Hiệp Hoà cấp năm 1998 là tài sản của 5 người gồm: cụ Vịnh, cụ Tiền, ông Bảng, bà Điệp và anh Bằng; nhưng khi được gắn vào hai thửa đất mới là 238 và thửa 216 thì lại được toà án nhận định là sở hữu riêng của ông Bảng, bà Điệp.
Ông Đồng Văn Bảng, bố của anh Bằng cho biết, tại các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm ông đều đề nghị Hội đồng xét xử chia hai thửa đất 238 và 216 làm 5 phần cho những người liên quan, trong đó có Bằng là con trai ông. Ông không muốn nhận hết về mình rồi làm ảnh hưởng đến người thân. Còn bà Điệp và toà án tỉnh lại trùng quan điểm với nhau.
Ông Bảng cũng công nhận, quá trình lấy 204m2 đất thửa số 221 tờ bản đồ số 16 để chuyển sang hai thửa mới là 238 và 216 nhưng UBND huyện Hiệp Hoà và các bên liên quan đã không làm thủ tục biến động đất đai và cũng không hỏi ý kiến chủ tài sản và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là anh Bằng cùng các đồng thừa kế khác là con của hai cụ Vịnh và cụ Tiền.
Những bất hợp lý trên chính là căn cứ để anh Bằng làm đơn đề nghị Giám đốc thẩm gửi tới TAND cấp cao tại Hà Nội.
Mới đây, ngày 22/7/2024, TAND cấp cao tại Hà Nội có Văn bản số 1177/PC-TACC gửi tới TAND tối cao với nội dung: “TAND cấp cao tại Hà Nội nhận được đơn của ông Đồng Thanh Bằng ngày 14/6/2024 do TAND tối cao chuyển đến, địa chỉ: Xóm Chợ, thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, về việc không đồng ý với Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm số 13/2024/TB-TA ngày 30/01/2024 của TAND cấp cao tại Hà Nội.
Sau khi nghiên cứu đơn của ông Đồng Thanh Bằng, TAND cấp cao tại Hà Nội chuyển đơn nêu trên đến TAND tối cao để xem xét và giải quyết theo thẩm quyền”.
Ngô Sơn
Sao chép thành công