Báo Lao Động Online,

Hàng loạt thương hiệu lớn ồ ạt rời “đất vàng” ở TPHCM

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 07:21:38 19/09/2024 theo đường link https://laodong.vn/bat-dong-san/hang-loat-thuong-hieu-lon-o-at-roi-dat-vang-o-tphcm-1396145.ldo
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
LÊ QUỲNH
Nhiều thương hiệu, cửa hàng ở TPHCM sau thời gian cố gắng gồng gánh chi phí mặt bằng, đến nay phải đành từ bỏ " đất vàng " vì giá cho thuê khá đắt đỏ.
Starbucks Reserve Hàn Thuyên trả lại mặt bằng tại trung tâm quận 1. Ảnh: Ngọc Lê
Giá mặt bằng ngày một tăng
Ngày 19.9, McDonald's Bến Thành (2-2A Trần Hưng Đạo, quận 1) chính thức đóng cửa sau 10 năm hoạt động. Chi nhánh này có 3 tầng mở cửa suốt 24h, được xây dựng với tổng diện tích gần 660m2.
Mặc dù không nói rõ lý do đóng cửa McDonald's Bến Thành, nhưng nhiều người nhận định có thể do chi phí mặt bằng khá cao, cũng giống như Starbucks Reserve Hàn Thuyên (11-13 Hàn Thuyên, quận 1) đã ngưng hoạt động từ ngày 26.8 vừa qua. Hiện nhiều môi giới bất động sản cũng rao thuê 2 căn tại 11-13 Hàn Thuyên có diện tích 210m2 với giá 30.000USD/tháng, tương đương hơn 750 triệu đồng/tháng.
Thực tế những năm gần đây, nhiều thương hiệu lớn khác cũng dừng thuê các căn nhà phố ở trung tâm TPHCM trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, chi phí thuê mặt bằng lại tăng cao, còn xu hướng người tiêu dùng chuyển sang mua online.
Ghi nhận của Lao Động trên các tuyến phố sầm uất ở trung tâm TPHCM như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Mạc Thị Bưởi… xuất hiện nhiều mặt bằng bỏ trống. Nhìn chung, những mặt bằng này có giá thuê hàng trăm triệu đồng đến cả tỉ đồng/tháng.
Trao đổi với Lao Động, ông Dương Thanh Đảo - Phó Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực TPHCM - cho biết, theo báo cáo ngành F&B 6 tháng đầu năm 2024 của iPOS, 30.000 cửa hàng ăn uống đóng cửa trong nửa đầu năm, chỉ còn chưa đầy 2% người Việt chịu bỏ hơn 100.000 đồng cho một ly cà phê. Đây là những con số biết nói phản ảnh rất chân thực bức tranh ngành F&B luôn cạnh tranh khốc liệt.
"Cạnh tranh khốc liệt trong ngành F&B, sự cạnh tranh từ các chuỗi lớn và nhỏ, cùng với chi phí vận hành như mặt bằng, nhân sự, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng… đã tạo áp lực không nhỏ lên các cửa hàng nhỏ lẻ, khiến họ không thể duy trì hoạt động phải đóng cửa.
Đồng thời, việc phát triển các kênh kinh doanh trực tuyến như TikTok , Shopee… cộng thêm gia tăng của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến và các mô hình kinh doanh mới khiến một số cửa hàng truyền thống gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng" - ông Dương Thanh Đảo đánh giá.
Thuê chung mặt bằng để giảm chi phí
Nhiều chủ cửa hàng gần các khu vực trung tâm TPHCM cho biết, vì tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, trong khi giá thuê mặt bằng vẫn tăng lên khiến họ không thể trụ nổi trên “đất vàng”.
Chị Lê Tuyết - chủ một cửa hàng thời trang tại quận Bình Thạnh - chia sẻ, sau dịch COVID-19, thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi rất nhiều, họ chuyển từ hình thức mua hàng offline sang mua hàng online. Đồng thời, sự lên ngôi và kích cầu của các sàn thương mại điện tử đã khiến thị trường bán lẻ dần mất vị thế, đặc biệt phân khúc thời trang, mỹ phẩm và F&B đang chịu ảnh hưởng nặng nề.
Kinh doanh quầy cà phê nhỏ ngay khu đất vàng trên đường Nguyễn Huệ (quận 1), anh Nguyễn Trường Thịnh cho hay, giá thuê mặt bằng của anh khá cao, trên 20 triệu đồng mỗi tháng dù chỉ vài mét vuông. Để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, anh Thịnh đã phải chia lại mặt bằng của mình đang thuê cho một bên khác thuê vào khung giờ quầy của anh không có nhu cầu.
Thống kê của Savills châu Á - Thái Bình Dương cũng cho thấy, giá thuê mặt bằng cao cấp tại trung tâm TPHCM trong nửa đầu năm 2024 đạt 151USD/m2 (3,7 triệu đồng/m2), cao hơn 15USD so với Seoul (Hàn Quốc) nơi giá thuê đã giảm hơn 7% so với cùng kỳ, chỉ còn 135,4USD/m2 (3,3 triệu đồng/m2).
Sao chép thành công