Nội dung liên quan Xã Tân An, Huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An, Tin Trong Nước
Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,
Hành trình xây dựng thương hiệu OCOP Nghệ An – Kỳ 1: Khai phá tiềm năng sản vật địa phương
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:01:00 27/09/2024
theo đường link
https://www.nguoiduatin.vn/hanh-trinh-xay-dung-thuong-hieu-ocop-nghe-an-ky-1-khai-pha-tiem-nang-san-vat-dia-phuong-204240925094753012.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nguyễn Anh Ngọc Phát triển, hoàn thiện và tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP trở thành giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An. Sản phẩm OCOP Nghệ An tiếp sức giảm nghèo bền vững Nghệ An là một trong số các các địa phương phát triển mạnh Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với 567 sản phẩm được chứng thực OCOP, Nghệ An vươn lên đứng thứ hai cả nước, chỉ sau Hà Nội. Hiện nay 21/21 huyện, thành phố, thị xã của Nghệ An đều tham gia xây dựng phát triển sản phẩm OCOP. Nét độc đáo của chương trình mỗi xã một sản phẩm là tạo động lực thúc đẩy, khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương ở Nghệ An về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn. Mặc dù có khí hậu thuận lợi, nông sản phong phú, nhưng huyện Con Cuông vẫn chưa thể phát triển kinh tế. Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, Nghệ An vốn nổi tiếng với những đặc sản truyền thống, như: nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, lươn đồng Yên Thành, bánh đa xứ Lường, giò bê, cá thu, kẹo lạc Đô Lương, cam Xã Đoài… Đây là những sản phẩm mang hồn quê xứ Nghệ. Tuy nhiên, nhiều năm trước, những đặc sản này bấy lâu nay vẫn chỉ bó hẹp, quẩn quanh ở địa phương. Từ khi triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã trở thành "cú hích" góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm truyền thống. Từ đó nâng cao giá trị của các đặc sản địa phương trở thành những sản phẩm được "gắn sao" và vươn ra thị trường trong nước. Đặc biệt hơn, chương trình OCOP còn được xem là chất xúc tác hữu hiệu, đẩy nhanh quá thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cụ thể hóa bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vừa giải bài toán hoang phí quỹ đất lại nâng cao rõ rệt giá trị kinh tế ở Nghệ An. "Chương trình này đã và đang góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, được xem là đòn bẩy hữu hiệu trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp tại các địa phương trong tỉnh", đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An cho biết. Trồng cây dược liệu cà gai leo là một trong những cách giúp người dân xoá đói giảm nghèo. Đơn cử, Con Cuông là huyện miền núi tỉnh Nghệ An với 80% dân số là người dân tộc thiểu số, bao gồm các dân tộc: Thái, Đan Lai, Tày, Nùng, Ê Đê, Khơ Mú và Hoa sinh sống tại 13 xã, thị trấn trong huyện. Nhiều năm trước đây, mặc dù có diện tích lớn, khí hậu thuận lợi, nhưng do đồng bào chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt manh mún, nhỏ lẻ nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế bắt đầu thay đổi khi bà con tham gia hợp tác xã Dược liệu Pù Mát trồng cây dược liệu cà gai leo. Đây là sản vật nông sản phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Phát triển thế mạnh cây trồng địa phương đã mở ra nhiều triển vọng trong sản xuất nông nghiệp. Ông Phan Xuân Diện, Giám đốc Công ty CP Dược liệu Pù Mát cho biết, thông qua mô hình liên kết, đơn vị đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho gần 200 hộ dân. Với giá thu mua 7.300 đồng/kg tươi, mỗi hecta cà gai leo cho doanh thu khoảng 240 - 270 triệu đồng, đem lại lợi nhuận cho người trồng 120 - 150 triệu đồng/năm. Đơn vị này đang đồng hành cùng nông dân trong trồng và phát triển cây dược liệu để xóa đói, giảm nghèo. Thậm chí, mở ra nhiều triển vọng trong sản xuất nông nghiệp cho người dân khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát. Hiện đơn vị này có 7 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, có 3 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018, 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021. "Chúng tôi đang hoàn thiện nhãn mác, bao bì để đưa sản phẩm trà hòa tan cà gai leo, trà túi lọc dây thìa canh, trà túi lọc cà gai leo trở thành sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu", ông Diện chia sẻ thêm. Gỡ khó về thị trường để "đánh thức" tiềm năng sản phẩm OCOP Nghệ An Bên cạnh những sản phẩm OCOP có thị trường tiêu thụ ổn định, tạo việc làm cho người lao động, thì vẫn còn những sản vật ở Nghệ An thiếu đầu ra, loay hoay tìm kiếm thị trường và chật vật trong tiêu thụ. Gừng tại huyện miền núi Kỳ Sơn được kỳ vọng sẽ giúp bà con xoá đói giảm nghèo. Gừng Kỳ Sơn là một trong những cây trồng chủ lực ở vùng rẻo cao của huyện miền núi 30a. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Năm 2019, gừng Kỳ Sơn có 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao là: gừng tươi, tinh dầu gừng và bột gừng. Những tưởng đó sẽ là "giấy thông hành" để sản phẩm gừng Kỳ Sơn vươn xa trên thị trường, tuy nhiên sản phẩm OCOP nay vẫn chưa tưng xứng với tiềm năng khi liên tục rơi vào thảm cảnh "được mùa mất giá". Đặc biệt, năm 2021, gừng từ chỗ 20.000 đồng/kg chỉ còn 4.000 - 5.000 đồng/kg nhưng vẫn khó bán. Năm 2023, giá vẫn "chạm đáy", do đó hàng nghìn tấn gừng vẫn ế ẩm, không có đầu ra khiến bà con các xã Na Ngoi, Đoọc Mạy, Tây Sơn, Nậm Cắn… lao đao. Chất lượng vượt trội nhờ khí hậu và thổ nhưỡng, gừng đã tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây. Bưởi An Ngãi tại xã Tân An, huyện Tân Kỳ được công nhận OCOP 3 sao năm 2021, với 7 hộ tham gia tổ hợp tác. Thế nhưng, từ thời điểm được công nhận đến nay, sản phẩm chủ yếu mới chỉ bán lẻ và chưa thể tiếp cận được với các cửa hàng, siêu thị. Ông Cao Tiến Thìn, Chủ tịch UBND xã Tân An cho biết, trong năm qua, bưởi An Ngãi gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ không ổn định, với giá chỉ từ 12.000 – 15.000 đồng/quả. "Trong khi giá bán thực tế phải trên 30.000 đồng/quả bà con mới có lãi và cũng tương xứng với việc đầu tư, chăm sóc để có thể đạt được sản phẩm OCOP. Hiện nay, kênh tiêu thụ chính của đặc sản này vẫn là bán lẻ hoặc nhập cho các thương lái, chưa thể tiêu thụ mạnh như kỳ vọng", ông Thìn nói. Tuy nhiên, khó khăn về đầu ra đã khiến gừng Kỳ Sơn loay xoay trong bài toán phát triển. Ông Nguyễn Mạnh Lợi, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh cho biết, không chỉ sản phẩm các sản phẩm trên mà thực tế vẫn còn các sản phẩm OCOP của Nghệ An sau khi được công nhận vẫn chưa tìm được đơn vị bao tiêu ổn định, việc tiếp cận với các thị trường còn hạn chế. Một số sản phẩm OCOP tạo ra mới chủ yếu ở dạng thô, bán theo thời vụ như: nấm, cam, tinh bột nghệ, mật ong, dược liệu chế biến, rau củ quả,... ở một số địa phương cũng do chưa có sự đặc sắc, một số sản phẩm khó khăn khi thời tiết thay đổi hay dịch bệnh đã hết. Chỉ có một số ít các sản phẩm vào được kênh phân phối hiện đại hoặc xuất khẩu, còn lại tới hơn 70% sản phẩm được tiêu thụ qua các kênh truyền thống. Đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh cho biết, khi tháo gỡ được bài toán về thị trường thì sản phẩm OCOP sẽ là chiếc đòn bẩy hữu hiệu để sớm đánh thức kinh tế của Nghệ An. Do đó, các hộ sản xuất khi đã đạt chứng nhận OCOP cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá trên các kênh truyền thông, thiết kế bao bì, nhãn mác bắt mắt, tạo ra sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng… "Trong thời gian tới, Nghệ An sẽ tổ chức và tham gia chương trình liên kết, xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại đây, trung tâm sẽ đẩy mạnh hỗ trợ kết nối, tìm kiếm các đơn vị bao tiêu sản phẩm, tăng cường đưa các sản phẩm OCOP Nghệ An tham gia các hội chợ cung - cầu để quảng bá sản phẩm đến các thị trường tiềm năng", ông Lợi nói. Nghệ An hiện có 529 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao, 37 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 1 sản phẩm đạt hạng 5 sao. Toàn tỉnh có 110 hợp tác xã, 59 công ty cổ phần, doanh nghiệp, 55 tổ hợp tác và 122 hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP. Hành trình xây dựng thương hiệu OCOP Nghệ An – Bài 2: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại