Nội dung liên quan Xã Xà Phiên, Huyện Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang, Tin Trong Nước
Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc,
Hậu Giang: Chú trọng nâng cao nhận thức pháp luật trong vùng đồng bào DTTS
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:18:36 03/10/2024
theo đường link
https://baodantoc.vn/hau-giang-chu-trong-nang-cao-nhan-thuc-phap-luat-trong-vung-dong-bao-dtts-1727839122492.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Như Tâm Đồng bào DTTS tỉnh Hậu Giang chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, ở những nơi kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như điều kiện tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh các thế lực thù địch luôn tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, việc nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS là nhiệm vụ được tỉnh Hậu Giang chú trọng, không chỉ để giữ ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mà còn là điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn. Bà con dân tộc Khmner huyện Châu Thành A ( Hậu Giang) vừa đến chùa lễ phật vừa nghe tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ ban đầu Đưa luật về vùng sâu Xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh Hậu Giang, với hơn 1.000 hộ. Với nhiều chương trình, chính sách được triển khai hiệu quả trong những năm qua, đời sống của đồng bào Khmer ở Xà Phiên đã thay đổi rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Để tiếp tục nâng cao đời sống của đồng bào ở Xà Phiên, một trong những công tác được huyện Long Mỹ và các sở, ngành liên quan quan tâm triển khai là giảm nghèo về thông tin, nhất là thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chỉ riêng Sở Tư pháp tỉnh, từ đầu năm 2024 đến nay, đơn vị này đã tổ chức 03 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) cho đồng bào DTTS trên địa bàn xã Xà Phiên. Lần thứ hai trực tiếp tham gia buổi TTPBGDPL do Sở Tư pháp tỉnh tổ chức tại xã ngày 17/7 vừa qua, bà Thị Thu, ngụ ấp 4, xã Xà Phiên được hiểu thêm nhiều nội dung mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024. Đặc biệt, qua hai lần tham gia, bà Thu nắm rõ hơn về các chính sách đất đai cho đồng bào DTTS được quy định trong bộ luật mới này. Bà Thị Thu chia sẻ: “Chuyện đất đai phức tạp, nhạy cảm, dễ xảy ra tranh chấp, xích mích. Mình thì ít học, nên khi được nghe cán bộ giải thích, cái gì không biết mình hỏi luôn”. Cũng như bà Thị Thu, hàng chục nghìn lượt người dân ở các địa bàn có đông đồng bào DTTS của tỉnh Hậu Giang đã được tiếp cận với các chính sách, quy định của Nhà nước thông qua hoạt động TTPBGDPL. Theo số liệu của Sở Tư pháp tỉnh, đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức hơn 1.200 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp, với gần 90.000 lượt người dự. Ngoài hình thức tuyên truyền trực tiếp, toàn tỉnh cũng đã tổ chức được 41 cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phát hành trên 700.000 bản tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật các loại. “Mưa dầm thấm lâu”, nhận thức và hành vi của nhiều hộ dân, nhất là trong vùng DTTS của tỉnh từng bước thay đổi tích cực, khi được tuyên truyền liên tục, sâu rộng. Theo đánh giá của Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, thông qua công tác TTPBGDPL, kiến thức pháp luật của người dân, nhất là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được nâng lên. Việc nắm rõ chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu, giúp đồng bào tự tin vươn lên mà còn ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết trong Nhân dân, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hậu Giang luôn chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Đa dạng nguồn lực Nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường lồng ghép hoạt động TTPBGDPL trong các chương trình, chính sách dân tộc. Đặc biệt, từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Hậu Giang đã và đang đẩy mạnh công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động trong vùng DTTS của tỉnh. Theo ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, thực hiện nội dung số 02 của Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 10 – Chương trình MTQG 1719, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề để PBGDPL và tuyên truyền, vận động ở các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống. Tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng, cán bộ cơ sở và người dân được cập nhật thông tin mới về các lĩnh vực dân tộc, chính sách dân tộc cũng như những văn bản chính sách mới được ban hành liên quan đến vùng DTTS. Đặc biệt, đối với tỉnh Hậu Giang nói riêng, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, một phần do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Trước thực tế đó, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, tỉnh Hậu Giang đã lồng ghép PBGDPL về bảo vệ môi trường cho cán bộ, người dân ở các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Tăng cường bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ các cấp để công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Hậu Giang đạt hiệu quả cao hơn Gần đây nhất (tháng 8/2024), Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Vụ Tổng hợp (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện, xã và Trưởng ấp, khu vực, Người có uy tín trong đồng bào DTTS và người DTTS đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tại lớp tập huấn, báo cáo viên đã truyền đạt những quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chính sách, quy định của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; Chủ động ứng phó với khí hậu, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường trên địa bàn vùng DTTS tỉnh Hậu Giang;... “Sau tập huấn, các đại biểu khi trở về địa phương sẽ tuyên truyền thực hiện công tác bảo vệ môi trường đến cơ quan, đơn vị và toàn cộng đồng. Với đại biểu là Người có uy tín, thì ứng dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, tuyên truyền lại cho đồng bào DTTS kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó thay đổi mô hình sản xuất, canh tác trong nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện của địa phương”, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang Nguyễn Hoàng Triệu cho biết. Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chiếm 4,16% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân tộc Khmer có 24.103 người, chiếm tỷ lệ 3,3% dân số toàn tỉnh; dân tộc Hoa 6.015 người, chiếm tỷ lệ 0,8 dân số toàn tỉnh; dân tộc Chăm và các dân tộc khác 215 người, chiếm tỷ lệ 0,03% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo phum sóc, đời sống của đồng bào DTTS ở Hậu Giang được nâng lên rõ rệt.