Báo Vnexpress,

Hiện trạng biệt thự 100 tuổi nguy cơ bị đập bỏ

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 14:04:15 22/09/2024 theo đường link https://vnexpress.net/hien-trang-biet-thu-100-tuoi-nguy-co-bi-dap-bo-4795440.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đồng Nai
Biệt thự kiến trúc Pháp tại TP Biên Hoà nằm vị trí lưng tựa núi, mặt hướng sông, bên ngoài rêu phong, cỏ mọc nhưng phần lớn kiến trúc, nội thất nguyên vẹn.
Biệt thự cổ Võ Hà Thanh hay còn gọi "nhà lầu ông Phủ" tọa lạc bên dòng Đồng Nai thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa. Từ lâu, đây là điểm đến của nhiều du khách thích khám phá văn hóa lịch sử khi đến vùng đất Trấn Biên.
Do nằm trong lộ giới ự án đường ven sông nên tòa nhà phải đập bỏ, tuy nhiên chính quyền đang xem xét giữ lại biệt thự này.
Biệt thự được chủ nhân xây dựng năm 1922 ở vị trí đắc địa với lưng tựa núi, mặt hướng ra sông. Người dân ở đây lưu giữ câu chuyện trận lụt năm Thìn (1952), căn nhà là nơi cứu sống hơn 100 người gần chợ Bửu Long do nước lũ dâng cao.
Tòa nhà từng được thuê làm phim trường để quay bộ phim Người đẹp Tây Đô của đạo diễn Lê Cung Bắc năm 1996. Biệt thự đang được người cháu của Đốc phủ Thanh gìn giữ.
Mái nhà qua thời gian nay đã được chủ nhân thay bằng ngói hiện đại.
Phía ban công lầu rộng khoảng 10 m2, nhìn về hướng sông Đồng Nai.
Theo UBND TP Biên Hòa, để thực hiện giải tỏa làm dự án đường ven sông, tòa nhà và khu đất được định giá 5,4 tỷ đồng.
Biệt thự chủ yếu để thờ cúng tổ tiên, ít người ở thường xuyên nên cỏ mọc phủ kín tường lầu 2.
Phía mặt sau của biệt thự cũng có khoảnh sân rộng, nhìn từ trên cao cùng với kiến trúc xưa cũ, cây xanh phủ kín.
Không gian bên trong biệt thư từ cửa chính bước vào.
Theo tài liệu, ông Võ Hà Thanh (1876-1947) sinh ra trong một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi, theo cha vào Biên Hòa từ khi còn nhỏ. Từ một người làm thuê, ông tích góp sau đó mở hầm khai thác đá, xây dựng, lập đồn điền cao su... và dần dần giàu có, trở thành chủ đồn điền lớn, rồi làm Đốc phủ sứ (chức quan cao cấp dành cho người Việt trong bộ máy hành chính dưới thời Pháp thuộc).
Cầu thang từ tầng một lên lầu hai của căn nhà cổ được làm bằng gỗ, hiện vẫn còn tốt.
Bên trong biệt thự có hàng loạt cột cao, to làm bằng bêtông cốt thép. Chủ nhân thuê thợ làm căn nhà từ vật liệu được chọn lọc kỹ lưỡng, hoàn thiện trong hai năm.
Tòa nhà có kiến trúc Pháp, song bên trong chủ nhân bày biện thể hiện nhiều nét văn hóa Á Đông, rõ nhất là các góc thờ tự của gia đình.
Lan can, cửa phòng, cửa sổ và cửa chính đều được làm bằng gỗ. Sàn nhà lót gạch men đầu thế kỷ 20 của châu Âu.
Theo gia đình, hầu hết vật dụng trong nhà đều có từ thời ông Võ Hà Thanh, con cháu chỉ giữ gìn lại mà ít sửa chữa thay mới.
Chiều 20/9, đoàn công tác UBND Đồng Nai gồm các chuyên gia kiến trúc, nhà khoa học và quản lý địa phương thị sát biệt thự cổ để tìm giải pháp giữ lại thay vì phải đập bỏ nhằm giải phóng mặt bằng cho dự án làm đường.
Dự án đường ven sông Đồng Nai dài 5,2 km từ cầu Hóa An, TP Biên Hòa đến xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, khởi công, tổng kinh phí 1.300 tỷ đồng. Hiện dự án vẫn chưa hoàn thành do vướng mặt bằng.
Dự án đường ven sông Đồng Nai nơi toà nhà toạ lạc. Đồ hoạ: Khánh Hoàng
Phước Tuấn
Sao chép thành công