Báo Tuổi Trẻ Online,

Hổ, báo chết ở Đồng Nai: Công, hồng hạc... trong Vườn Xoài âm tính với cúm A/H5N1

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 21:28:07 05/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/ho-bao-chet-o-dong-nai-cong-hong-hac-trong-vuon-xoai-am-tinh-voi-cum-a-h5n1-20241005164317388.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Liên quan vụ 21 con hổ, báo chết ở Đồng Nai, kết quả xét nghiệm 14 mẫu gộp các loài chim quý, gia cầm trong khu du lịch Vườn Xoài đều âm tính với cúm A/H5N1. Tất cả các mẫu xét nghiệm chim quý, gia cầm trong khu du lịch Vườn Xoài đều âm tính với vi rút cúm A/H5N1 - Ảnh: A LỘC
Ngày 5-10, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho hay tất cả các mẫu xét nghiệm chim quý, gia cầm nuôi nhốt trong khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa) đều âm tính với cúm A/H5N1
Trước đó, ngày 4-10, lực lượng thú y đã lấy 14 mẫu gộp (5 gộp 1) giám sát trên các loài chim quý (vẹt, công, hồng hạc, trĩ, vịt uyên ương…) và gia cầm trong khu du lịch Vườn Xoài gửi đi xét nghiệm bằng phương pháp Realtime PCR.
Kết quả xét nghiệm từ Trạm chẩn đoán xét nghiệm thú y (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai) cho thấy toàn bộ 14 mẫu gộp đều âm tính với vi rút gây bệnh cúm gia cầm H5N1.
Theo báo cáo, khu du lịch Vườn Xoài hiện đang nuôi 68 loài động vật hoang dã với 748 con.
Toàn bộ có đủ hồ sơ nguồn gốc nhập khẩu, sinh sản tại vườn thú và trao đổi chuyển giao.
Trong đó, có nhiều loài lông vũ mẫn cảm với bệnh cúm gia cầm như gà lôi, công, vẹt, hồng hạc, trĩ, vịt uyên ương… Ngoài ra, gần khu vực chuồng còn nuôi hơn 300 con gà.
Cúm A/H5N1 độc lực cao Theo các chuyên gia, cúm A/H5N1 thường lưu hành ở đàn chim và trên các đàn gia cầm. Vi rút gây bệnh là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỉ lệ cao (khoảng 50%).
Các nước ở khu vực Đông Nam Á, châu Á hằng năm vẫn có các chủng cúm A/H5N1 lưu hành. Vi rút cúm A/H5N1 có thể lây lan cho người tiếp xúc gần.
Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người.
Tuy vậy, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , PGS Đỗ Văn Dũng - giảng viên cao cấp khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM - cho biết cúm A/H5N1 chủ yếu lây lan giữa các loài chim, bao gồm các loại gia cầm như gà, vịt.
Vi rút này có khả năng tấn công tế bào nhờ vào protein hemagglutinin - một yếu tố giúp vi rút xâm nhập cơ thể loài chim. Trong một số trường hợp, vi rút H5N1 có thể đột biến và tấn công các loài động vật có vú như hổ, báo, chó, mèo và cả người.
Mặc dù vi rút có thể lây lan từ chim sang động vật có vú nhưng khả năng lây truyền giữa các loài động vật có vú (bao gồm cả người) thường bị hạn chế do khả năng nhân bản của vi rút trong cơ thể chúng bị suy yếu.
Điều này có nghĩa là mặc dù nguy cơ lây lan có tồn tại nhưng không phải là điều quá đáng lo ngại trong các trường hợp cụ thể như tại các vườn thú vừa qua.
Sao chép thành công