Báo điện tử Tổ Quốc,

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 04:46:26 28/09/2024 theo đường link https://toquoc.vn/ho-tro-nghien-cuu-phuc-hoi-bao-ton-phat-huy-van-hoa-phi-vat-the-cac-dan-toc-thieu-so-co-nguy-co-mai-mot-20240927104404259.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Tổ Quốc) - Ngày 27/9, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã ký Quyết định 2787/QÐ-BVHTTDL Về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Hình minh họa
Trong Kế hoạch tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núinăm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định trên, Bộ VHTTDL nêu rõ mục đích nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình.
Tăng cường đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với thanh niên (lớp trẻ) qua các hoạt động đa dạng như: sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, truyền dạy nghề thủ công truyền thống, nghi lễ văn hóa mang đậm bản sắc mỗi dân tộc; tạo điều kiện cho cộng đồng được giao lưu, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình.
Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch có hiệu quả trong thời gian tới.
Về yêu cầu, Bộ VHTTDL nhấn mạnh việc thực hiện đồng bộ giữa nghiên cứu, bảo tồn văn hóa nghệ thuật với tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống. Thường xuyên tuyên truyền, lồng ghép kế hoạch phát triển văn hoá phi vật thể và du lịch vào các chương trình nghiên cứu, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.
Khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp như: làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Hòa Bình.
Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số và xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tập quán dân tộc và tình hình thực tế của địa phương. Động viên, khích lệ đồng bào dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền)... tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống. Kế hoạch được triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.
Về nội dung thực hiện, thứ nhất là Hỗ trợ, nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Trong đó, đối với việc nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Bộ yêu cầu tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, những kết quả đạt được, khó khăn và hạn chế làm cơ sở, lựa chọn địa điểm nghiên cứu, bảo tồn. Xử lý số liệu, tư liệu, xây dựng bảng hỏi và báo cáo về kết quả nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Thuê chuyên gia nghiên cứu, tư vấn viết 03 chuyên đề về bảo tồn, phát huy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Tổ chức nghiệm thu các báo cáo, chuyên đề nghiên cứu về bảo tồn phát huy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Đối với nhiệm vụ đề xuất giải pháp thực hiện bảo tồn, phát huy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Bộ yêu cầu tổ chức tập huấn bảo tồn, truyền dạy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (Số lượng dự kiến 05 nghệ nhân và 45 học viên dân tộc Dao). Hỗ trợ nguyên liệu, đạo cụ cho lớp truyền dạy. Sau khi kết thúc đợt tập huấn, đạo cụ, nguyên liệu được chuyển giao cho địa phương để bảo tồn và phát huy tại cộng đồng. Tổ chức chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức lớp tập huấn, in đĩa DVD phát cho cộng đồng, tuyên truyền tại Bảo tàng và tuyên truyền trên mạng Internet (webside Bảo tàng, Youtobe, Facebook) nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số.
Nội dung thứ hai đó là Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy hát Páo dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Trong đó, tập trung Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể hát Páo dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Cùng với đó là đề xuất giải pháp thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể hát Páo dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, lãnh đạo Bộ VHTTDL yêu cầu Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch; phối hợp với Vụ Văn hóa Dân tộc, Vụ Kế hoạch, Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng và rà soát nội dung, nhiệm vụ và lập dự toán kinh phí, thanh quyết toán theo quy định đảm bảo chất lượng, tiến độ theo Kế hoạch.
Vụ Văn hóa Dân tộc phối hợp, hướng dẫn Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam xây dựng nội dung, nhiệm vụ chuyên môn và rà sà soát tránh trùng lặp nội dung giữa các đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Vụ Kế hoạch, Tài chính phối hợp với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam xây dựng Kế hoạch, thẩm định dự toán kinh phí và hướng dẫn triển khai theo quy định./.
Bảo Trân
Sao chép thành công