Nội dung liên quan Thành phố Hải Phòng, Tin Trong Nước
Báo điện tử Pháp luật Việt Nam,
Hỗ trợ phục hồi phát triển nông nghiệp tại các tỉnh bị thiệt hại do bão, lũ
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
04:40:52 30/09/2024
theo đường link
https://baophapluat.vn/ho-tro-phuc-hoi-phat-trien-nong-nghiep-tai-cac-tinh-bi-thiet-hai-do-bao-lu-post526930.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam (PLVN) - Ngày 28/9, tại Thành phố Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trao tặng, hỗ trợ phục hồi sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố sau bão, lũ. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ...; đại diện các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh chịu thiệt hại bởi bão, lũ trong thời gian vừa qua. Các đại biểu tham dự Hội nghị. Bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào nước ta đã gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Sau bão, mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại khu vực Bắc Bộ tiếp tục gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Chỉ riêng nông nghiệp, đã có 284.472 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 61.114 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 39.188 ha cây ăn quả bị hư hại; 189.982 ha rừng bị thiệt hại; 35.029ha và 11.832 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 44.174 con gia súc, 5.604.587 con gia cầm bị chết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để chủ động khôi phục sản xuất nông nghiệp ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi và phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, phục hồi cây trồng, vật nuôi sau bão; chỉ đạo, hướng dẫn, khảo sát thực địa, hỗ trợ các địa phương ổn định dân cư, tái định cư cho nhân dân vùng bị thiệt hại sau bão. Tại Hội nghị, nhiều đơn vị doanh nghiệp đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham gia hỗ trợ phục hồi chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản bằng tiền, con giống, thức ăn chăn nuôi... Đồng thời, Bộ đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại sau bão và chỉ đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp, tái định cư cho nhân dân vùng bị thiệt hại; kịp thời tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị chuyên đề theo từng lĩnh vực để bàn giải pháp khắc phục hậu quả do bão gây ra và kêu gọi ủng hộ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và huy động các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài nước để hỗ trợ, khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. Đặc biệt, Bộ chỉ đạo và huy động hơn 20.000 lượt cán bộ khuyến nông xuống địa bàn, đến từng hộ dân bị ảnh hưởng để trực tiếp hướng dẫn khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất theo tinh thần “nước rút đến đâu, khôi phục sản xuất đến đó”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng hỗ trợ các địa phương giống cây trồng (Hưng Yên 8 tấn hạt giống ngô), hoá chất khử trùng phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp; đang trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 89,54 tấn hạt giống các loại; huy động nguồn xã hội hoá hỗ trợ 70 tấn hạt giống cho các địa phương; Hướng dẫn các biện pháp xử lý chuồng nuôi, lồng bè, đất bị vùi lấp, vệ sinh môi trường trước khi trồng, nuôi trở lại; các giải pháp khắc phục hậu quả sau bão lũ thuộc tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại và phục hồi sản xuất; Đã phát hành hơn 100.000 bản tờ gấp tới người nông dân ở các vùng bị ảnh hưởng; đăng tải trên website Khuyến nông Việt Nam và tham gia các tọa đàm, diễn đàn hướng dẫn kỹ thuật trên báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài khoản tiền hỗ trợ được kêu gọi từ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, cá nhân thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ và cam kết hỗ trợ khoảng 217,4 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp. Toàn cảnh Hội nghị. Bên cạnh những kết quả nổi bật trong triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả bão và mưa lũ sau bão, Hội nghị cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại để rút kinh nghiệm. Đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát, hướng đến mục tiêu “ Từ ứng phó đến Hành động sớm, tăng cường khả năng chống chịu ”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 10.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương, tập trung hỗ trợ dân sinh, sửa chữa, tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi, nhất là các công trình xung yếu, bị thiệt hại trong đợt mưa lũ; tu sửa, khắc phục đường giao thông, cơ sở y tế, giáo dục, phục hồi sản xuất nông nghiệp, sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi đến nơi an toàn... Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan sớm có ý kiến, phê duyệt để các địa phương tiếp nhận được hạt giống kịp thời đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề xuất, kiến nghị các địa phương khẩn trương, rà soát thống kê đánh giá thiệt hại và thực hiện hỗ trợ ngay cho nhân dân; Tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo về khôi phục sản xuất nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành; Tích cực giải quyết các thủ tục hành chính khi doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, chủ hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đề xuất, đầu tư các dự án mới tại địa phương. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính không quá 1/2 thời gian tối đa theo quy định pháp luật hiện hành.