Nội dung liên quan Thị Xã Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Hoàn nguyên môi trường sau khai thác khoáng sản: Doanh nghiệp “chây ì” đến bao giờ? Bài 4: Đại biểu Quốc hội nói về vấn đề hoàn nguyên
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
04:41:37 30/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/hoan-nguyen-moi-truong-sau-khai-thac-khoang-san-doanh-nghiep-chay-i-den-bao-gio-bai-4-dai-bieu-quoc-hoi-noi-ve-van-de-hoan-nguyen-380472.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Doãn Xuân - Khương Trung Để có thêm tiếng nói đa chiều về công tác đóng cửa mỏ, hoàn nguyên môi trường, đưa mỏ về trạng thái an toàn sau khai thác khoáng sản và hiểu thêm về những khó khăn, bất cập ở nhiều địa phương hiện nay. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường xin gửi tới độc giả các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội, qua đó cơ quan quản lý Nhà nước có thêm nhiều góp ý, kiến nghị, giải pháp về vấn đề trên để phục vụ tốt hơn trong công tác điều hành, chỉ đạo. Không nên chia đều tiền ký quỹ theo tuổi mỏ Bà Ma Thị Thúy, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang Pháp luật Việt Nam quy định vấn đề hoàn thổ, phục hồi môi trường sau khai thác là nội dung bắt buộc khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án khai thác khoáng sản. Các dự án khai thác khoáng sản thuê đất trong suốt vòng đời của mỏ và tiến hành hoàn trả lại đất đã hoàn thổ, phục hồi môi trường sau khai thác khi kết thúc dự án. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác hoàn nguyên môi trường sau khai thác khoáng sản vẫn còn gặp phải những bất cập, khó khăn. Theo quy định tại Điều 31, Luật Khoáng sản “Sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản” đã dẫn tới bất cập: Doanh nghiệp không thể thực hiện trách nhiệm đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, đất đai vì không còn quyền sử dụng đất, theo quy định tại điều này, khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì hợp đồng thuê đất cũng chấm dứt hiệu lực. Do đó, tổ chức, cá nhân khi thực hiện đề án đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, đất đai gặp khó khăn do hợp đồng thuê đất đã chấm dứt hiệu lực. Nội dung này Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ghi nhận khi tổ chức Hội nghị đánh giá 8 năm thực hiện chính sách, quy định của Luật Khoáng sản để đề xuất sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Hiện trạng mỏ sét Công ty CP nguyên liệu Vigracera ở Tp. Chí Linh, tỉnh Hải Dương Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 74 Luật Khoáng sản "Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Kinh phí thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác". Và khoản 9 Điều 37 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đều không quy định đối với tổ chức, cá nhân đã bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản (nhưng chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), không thực hiện lập và thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản nên khó thực hiện lấy nguồn kinh phí do doanh nghiệp đã ký quỹ để thực hiện đóng cửa mỏ. Theo phân cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với các loại khoáng sản vàng, bạc, kim loại, đá quý, khoáng chất công nghiệp. UBND cấp tỉnh là cơ quan cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, các loại khoáng sản phân tán nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao cho địa phương quản lý cấp phép, cấp phép khai thác tận thu khoáng sản. Đây là các loại khoáng sản có giá trị thấp, thành phần hóa học không phức tạp nên để UBND cấp tỉnh quản lý và cấp phép là phù hợp với thực tế. Người dân vẫn phải chấp nhận sống chung với các điểm mỏ chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng cửa mỏ, hoàn thổ và cải tạo môi trường Tuy nhiên, trình tự thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với các loại khoáng sản vàng, bạc, đá quý….và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là như nhau. Do đó cần quy định riêng về trình tự thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh. Theo tôi, tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản không nên chia đều tiền ký quỹ theo tuổi mỏ được cấp phép, mà doanh nghiệp phải hoàn thành việc nộp tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong một nửa thời gian theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (giống như hình thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hiện nay). Trường hợp doanh nghiệp chưa giải thể hoặc phá sản mà không thực hiện đóng cửa mỏ thì phải có chế tài mạnh hơn như khóa hóa đơn, thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp (kể cả đối với những doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực). Không thực hiện đóng cửa mỏ thì cấm đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản Việc cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ khoáng sản sau khi kết thúc thời gian khai thác là trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy định tại điểm i khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản. Thời gian qua phần lớn các đơn vị khai thác khoáng sản đều chấp hành nghiêm việc đóng cửa mỏ sau khi kết thúc thời gian khai thác. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít đơn vị thực hiện chưa tốt trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ khoáng sản khi giấy phép hết hạn như chậm hoàn tất thủ tục đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ hoặc chậm triển khai đề án đóng cửa mỏ khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguyên nhân của tồn tại nêu trên xuất phát từ nhiều lý do như: Số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đã nộp của doanh nghiệp chưa đủ lớn để doanh nghiệp tích cực thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường và rút lại tiền ký quỹ hoặc khi giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn, doanh nghiệp phải bỏ chi phí để thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường trong khi không còn được nguồn lợi như khi khai thác nên một số doanh nghiệp ít quan tâm. Trong khi đó các chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không thực hiện việc đóng cửa mỏ chưa đủ sức răn đe. Hiện trường Mỏ đất sét phía Tây Nam núi Cúc Tiên của Xí nghiệp Công nghiệp xây dựng số 1, Thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Hiện tại, thủ tục cấp phép hiện hành được quy định giống nhau cho tất cả các loại khoáng sản, từ khoáng sản VLXDTT đến các loại kim loại quý hiếm, từ khoáng sản khai thác có khả năng gây ô nhiễm môi trường ít đến nghiêm trọng… Chúng tôi rất hoan nghênh khi cơ quan soạn thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi) lần này đã đưa vào quy định phân loại theo nhóm khoáng sản cụ thể, làm cơ sở để quy định thủ tục và trình tự cấp phép đối với từng nhóm khoáng sản cho phù hợp với thực tế. Đặc biệt, đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như đất, cát, đá cần có quy định riêng về thủ tục, trình tự cấp phép để rút ngắn thời gian cấp phép đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng tại các địa phương. Để các địa phương và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về trách nhiệm hoàn nguyên môi trường sau khai thác khoáng sản, tôi cho rằng Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi) nên cụ thể hóa các vấn đề sau vào Luật: Quy định thời gian doanh nghiệp phải thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác, nếu sau một khoảng thời gian nhất định nào đó mà doanh nghiệp không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lựa chọn tổ chức để thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Kinh phí thực hiện việc cải tạo phục hồi môi trường được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác; tiền thừa sẽ nộp vào ngân sách. Đồi tan hoang trong khi nhà dân vẫn phải chấp nhận các rủi ro để sống bên cạnh - Mỏ sét đồi 68 ở Tp. Chí Linh, tỉnh Hải Dương Rà soát lại quy định về cách tính số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường để tính đúng, tính đủ số tiền cần ký quỹ, đảm bảo việc hoàn thổ có chất lượng sau khi kết thúc khai thác. Tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm việc cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ khoáng sản. Ưu tiên thực hiện quy trình khai thác cuốn chiếu đối với các dự án khai thác khoáng sản phù hợp, khai thác đến đâu phục hồi môi trường đến đó. Ngoài ra, theo tôi, cần tăng tiền xử phạt vi phạm hành chính lên nhiều lần so với quy định hiện tại để đủ sức răn đe doanh nghiệp cố tình không thực hiện trách nhiệm đóng cửa mỏ, hoàn nguyên môi trường. Doanh nghiệp nào không thực hiện việc đóng cửa mỏ thì sẽ không được tham gia bất kỳ cuộc đấu giá nào liên quan việc cấp quyền khai thác khoáng sản hoặc không được lựa chọn để cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi) - sắp tới chính thức có hiệu lực và đi vào đời sống sẽ khắc phục được nhiều hạn chế, vướng mắc của Luật Khoáng sản 2010 còn tồn tại trước đây.