Báo điện tử Đại biểu nhân dân,

Hội đồng Dân tộc họp Phiên toàn thể lần thứ 10

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 04:30:43 07/10/2024 theo đường link https://daibieunhandan.vn/hoi-dong-dan-toc-hop-phien-toan-the-lan-thu-10-post392448.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân
Ngày 6 - 7.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Hội đồng Dân tộc tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 10.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc phiên họp
Tham dự Phiên họp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; các thành viên Hội đồng Dân tộc.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, các nội dung triển khai tại phiên họp này hết sức quan trọng, để phục vụ cho Kỳ họp thứ Tám sẽ khai mạc ngày 21.10 tới và hoàn thành nhiệm vụ công tác của Hội đồng Dân tộc từ nay đến hết năm 2024. Do khối lượng công việc lớn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn, có trách nhiệm, có trọng tâm, trọng điểm đối với các nội dung liên quan.
Trình bày Báo cáo tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 9 tháng năm 2024, ước thực hiện cả năm 2024, dự báo tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu rõ, 9 tháng qua, dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những thiệt hại vô cùng nặng nề về người và tài sản do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra, song công tác dân tộc vẫn luôn được Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, hệ thống chính trị các cấp quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện. Công tác thăm hỏi động viên nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 được chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Người dân rất ấm lòng khi nhận được sự hỗ trợ, động viên của Trung ương và chính quyền địa phương, sự chia sẻ, đồng hành của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 9 tháng năm 2024
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được chỉ đạo sát sao. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo dự kiến sẽ đạt mục tiêu của năm và giảm so với cùng kỳ năm trước tại các địa phương không bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và hoàn lưu sau bão sẽ khó đạt được chỉ tiêu này. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, nhằm bảo đảm việc triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Về mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025, Ủy ban Dân tộc đề xuất, duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lớn hơn hoặc bằng 3%. Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, nhất là khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở cao khi có mưa bão, mưa lũ, lũ ống…
Toàn cảnh phiên họp
Theo dự thảo Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KT - XH cuối năm 2024 và năm 2025 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thường trực Hội đồng Dân tộc đánh giá cao Chính phủ và các bộ, ngành đã tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong năm 2024. Đến nay, chỉ số về phát triển KT - XH, giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, trong dự thảo Báo cáo, Thường trực Hội đồng Dân tộc chỉ ra, công tác chỉ đạo điều hành liên quan đến các chính sách, dự án các chương trình mục tiêu về hỗ trợ sản xuất, đổi mới mô hình sinh kế gắn với phát huy nội lực, tiềm năng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế, chưa có kết quả cụ thể tạo ra nhiều sự thay đổi về mô hình sản xuất; chưa có giải pháp, mô hình cụ thể hỗ trợ bảo đảm sinh kế gắn với phát triển rừng bền vững, kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng cho cộng đồng và hộ gia đình còn thấp, không tương xứng với nhiệm vụ, trách nhiệm, nên chưa khuyến khích người dân tham gia.
Đối với một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, dự thảo Báo cáo đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát, triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung trong Đề án tổng thể và Chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đối chiếu, bám sát các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, lưu ý nội dung về phân định vùng dân tộc thiểu số bảo đảm khách quan, khoa học, là cơ sở để triển khai thực hiện các chương trình, chính sách ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026 - 2030.
Các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo Báo cáo thẩm tra và đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục lưu ý xóa nhà dột, nhà tạm cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; quan tâm đến công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số và miền núi; chú trọng bảo tồn chữ viết, tiếng dân tộc; quan tâm đến chính sách phát triển và bảo vệ rừng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
+ Trong khuôn khổ phiên họp, các đại biểu đã thẩm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; cho ý kiến dự thảo Báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 – 2023”; Báo cáo tiến độ xây dựng hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Báo cáo việc thực hiện Đề án đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013; tham gia thẩm tra, cho ý kiến dự án Luật Nhà Giáo và dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
H.Ngọc
Sao chép thành công