Nội dung liên quan Xã Tự Lạn, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Hội Nông dân Bắc Giang nhân rộng mô hình trồng lúa thân thiện với môi trường với hơn 70.000 người tham gia
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:56:01 30/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/o-bac-giang-trong-lua-than-thien-voi-moi-truong-la-trong-kieu-gi-ma-co-toi-70000-nguoi-tham-gia-20240929171552959.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đức Thịnh Nhờ hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt, hơn 70.000 nông dân Bắc Giang đã chuyển từ trồng lúa truyền thống sang canh tác lúa thân thiện với môi trường với tổng diện tích trên 7.100ha. Bình luận Hiệu quả mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường Tham dự Hội nghị tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, chúng tôi biết đến Tổ nhóm nông dân Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam với 60 thành viên tự nguyện tham gia sinh hoạt trong tổ nhóm. Đây là một trong số những tổ nhóm ở Bắc Giang tham gia dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 3. Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân; nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa, quảng bá sản phẩm lúa canh tác thân thiện với môi trường. Các đại biểu tham quan mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường tại thôn Râm, xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông Dương Quang Huy – Tổ trưởng tổ nhóm cho biết: Trong thời gian triển khai thực hiện dự án chúng tôi đã được Ban quản lý dự án và các cấp Hội, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn 3 biện pháp kỹ thuật áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường. Thực hiện quy chế sinh hoạt tổ nhóm, chúng tôi đã duy trì sinh hoạt tổ nhóm được trên 10 buổi với số lượng hơn 600 lượt người tham gia. Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật, trong đó 2 lớp tập huấn về kỹ thuật tưới nước ướt khô xen kẽ cho hơn 150 lượt nông dân tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch cho hơn 180 lượt thành viên tham gia, tuyên truyền về tác hại của việc đốt rơm rạ, phế phụ phẩm nông nghiệp đối với đất canh tác và môi trường; tổ chức 2 lớp tập huấn cho hơn 160 lượt nông dân tham gia được hướng dẫn kỹ thuật bón phấn đúng cách, hạn chế sử dụng phân bón hóa học. Đến thời điểm vụ Mùa năm 2024, thông qua các buổi sinh hoạt tuyên truyền và các buổi tập huấn Tổ nhóm canh tác lúa thân thiện với môi trường thôn Bảo Lộc 1 chúng tôi đã tuyên truyền, vận động được 260/290 hộ nông dân trồng lúa áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường vào sản xuất lúa tại địa phương, đạt 89,6%, (tăng 245 hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật so với trước khi thực hiện dự án), trong đó có 123 hộ đã áp dụng đồng bộ cả 3 biện pháp kỹ thuật 60 hộ áp dụng 2 biện pháp và 40 hộ áp dụng 1 biện pháp. Về diện tích áp dụng các biện pháp kỹ thuật được nhân rộng năm sau cao hơn năm trước. Vụ mùa năm 2024 toàn thôn có 53/60ha lúa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường, đạt 91,6%, (tăng 51,5 ha so với trước khi thiển khai thực hiện dự án); trong đó áp dụng 1 biện pháp kỹ thuật là 18ha; áp dụng 2 biện pháp là 5ha; áp dụng cả 3 biện pháp là 30ha. Đại diện nhà tài trợ, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang tham quan khu trưng bày các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ lúa canh tác theo phương pháp thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Tổ nhóm nông dân còn được các cấp Hội còn tổ chức tuyên truyền các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường bằng hình thức sân khấu hoá như: "Hội thi tìm hiểu kiến thức kỹ thuật về canh tác lúa thân thiện với môi trường" qua các vòng thi từ xã đến huyện, tỉnh; tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; được hỗ trợ một phần vật tư (thóc giống, phân bón vi sinh, chế phẩm vi sinh sử lý rơm, rạ) từ nguồn ngân sách cho bà con áp dụng nhân rộng mô hình trồng Lúa thuần chất lượng J02 với tổng diện tích 30ha. Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, nông dân Bắc Giang phấn khởi Tại xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, ông Nguyễn Hữu Thọ- Chủ tịch Hội Nông dân xã phấn khởi cho biết: Từ những kết quả tích cực đạt được của vụ xuân năm 2023, vụ mùa năm 2024 này, xã Tự Lạn là một trong 18 xã trên địa bàn 8 huyện tiếp tục thực hiện mô hình "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam". Chủ tịch Hội Nông dân xã Tự Lạn cho biết: Phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường chú trọng vào các kỹ thuật canh tác mới, hiệu quả. Theo đó, các hộ tham mô hình thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường như cấy mạ non 2-2,5 lá; cấy thưa, cấy ít rảnh và áp dụng đồng thời 03 kỹ thuật: sử dụng hợp lý phân bón (sử dụng 20kg phân bón vi sinh thay thế 50% phân bón NPK); xử dụng rơm rạ đúng cách (100% các hộ tham gia mô hình xử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ làm phân bón; không đốt rơm rạ sau thu hoạch); tưới nước cho lúa theo nhu cầu phát triển của cây lúa (ướt, khô xen kẽ). "Như kết quả của vụ Xuân năm vừa rồi, các hộ đã thu hoạch xong, năng suất bình quân đạt 280 kg thóc tươi/sào cao hơn lúa KD18 là 40 kg/sào, với giá bán ký kết hợp đồng với công ty là 6.500 đồng/kg, doanh thu/sào thóc tươi đạt 1,7- 2,1 triệu đồng"- ông Thọ cho biết. Mô hình sử dụng giống J02 trong canh tác lúa thân thiện với môi trường đã giúp cho nông dân có một vụ mùa bội thu và đặc biệt, giúp nông dân xã Tự Lạn từng bước thay đổi nhận thức và hành vi trong canh tác lúa thân thiện với môi trường. Để mô tiếp tục được nhân rộng, Chủ tịch Hội Nông dân xã đề nghị các cấp chính quyền, Hội Nông dân có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa về giống, phân bón, kỹ thuật mới cho các hộ tham gia mô hình và mở rộng các mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác đào tạo, tuyên truyền, cử các chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ nông dân từng bước làm thay đổi hành vi trong nhận thức từ đó thay đổi phương pháp canh tác lúa truyền thống sang canh tác lúa thân thiện với môi trường. Theo báo cáo tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, từ hơn 2,5 ha ban đầu, Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 3" đã thu hút trên 70.000 nông dân chuyển từ canh tác lúa truyền thống sang canh tác lúa thân thiện với môi trường với tổng diện tích trên 7.100 ha. Qua đánh giá, diện tích lúa áp dụng kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường với diện tích lúa ruộng truyền thống cho thấy bộ rễ phát triển mạnh hơn; cấy lúa khoẻ hơn; cứng cây; khả năng chống lại sâu bệnh tốt hơn; khả năng đẻ nhánh khoẻ; tỉ lệ hạt chắc trên bông và số bông hữu hiệu trên khóm tăng; giúp năng suất cao hơn từ 20 - 30%. Việc chuyển sang canh tác lúa thân thiện với môi trường giúp chi phí canh tác giảm. Cụ thể: giảm lượng giống (từ 1,5 - 2kg/sào xuống còn 0,7 - 1kg/sào), giảm lượng phân hóa học 20 - 30%; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 50%, giảm lượng nước (30%). Bên cạnh hiệu quả có được từ cắt giảm chi phí, năng suất lúa canh tác thân thiện với môi trường tăng từ 7 - 8 tạ/ha, giúp tăng hiệu quả kinh tế 9 – 10 triệu đồng/ha. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang Lã Văn Đoàn khẳng định, dự án đã góp phần tác động tích cực lên nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường. "Nông dân Bắc Giang rất phấn khởi, đây là nền tảng cơ bản nhất để Hội Nông dân Bắc Giang triển khai nhân rộng mô hình" – ông Đoàn nói. Thời gian tới, các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng các kỹ thuật trong canh tác lúa thân thiện với môi trường. Hiện Hội Nông dân tỉnh đang trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang", giai đoạn 2025-2030.