Nội dung liên quan Ấn Độ, Tin Quốc Tế
Báo Tin Tức,
Hợp tác chặt chẽ để khai thác tối đa tiềm năng 5G
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:26:25 01/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hop-tac-chat-che-de-khai-thac-toi-da-tiem-nang-5g-20240930181524236.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Việt Nam đang có đầu tư cho hạ tầng 5G thương mại hoá. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Rita Mokbel, Chủ tịch Ericsson Việt Nam xung quanh chủ đề này. Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về mức độ sẵn sàng của hạ tầng số tại Việt Nam trong thương mại hóa 5G cho đến thời điểm này? Việt Nam đang từng bước xây dựng hạ tầng số hiện đại để hỗ trợ 5G, với dấu ấn quan trọng là việc đấu giá các băng tần 5G gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các băng tần 2600 MHz và 3700 MHz đã được cấp phép, đánh dấu những bước tiến quan trọng trong hành trình này. Bà Rita Mokbel, Chủ tịch Ericsson Việt Nam. Để khai thác tối đa tiềm năng của 5G, sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà mạng và các nhà cung cấp công nghệ như Ericsson là vô cùng quan trọng nhằm xây dựng nền tảng vững chắc, giúp Việt Nam tiến xa trên con đường trở thành cường quốc về kinh tế số. Với vai trò là nhà cung cấp hạ tầng mạng 5G hàng đầu thế giới, Ericsson đang hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển hạ tầng số, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông để triển khai thương mại hóa mạng 5G một cách hiệu quả và tăng doanh thu như thế nào, thưa bà? Ericsson đã và đang là đối tác tin cậy của Việt Nam trong hành trình số hóa suốt nhiều năm qua. Từ năm 2019, hãng đã tham gia vào các dự án thử nghiệm 5G với các nhà mạng viễn thông trong nước, qua đó hiểu rõ tiềm năng và nhu cầu của thị trường Việt Nam. Với kinh nghiệm toàn cầu và vị thế dẫn đầu trong việc triển khai mạng 5G, hãng luôn sẵn sàng để hỗ trợ việc thương mại hóa 5G tại Việt Nam. Hiện nay, Ericsson được công nhận là đơn vị dẫn đầu toàn cầu về 5G, với việc triển khai 166 mạng 5G đang hoạt động trong tổng số 320 mạng 5G được triển khai trên toàn thế giới. Mục tiêu của hãng là giúp các nhà mạng chuyển đổi liền mạch từ 4G sang 5G, tối ưu hóa hiệu suất mạng và hỗ trợ họ khai thác giá trị từ các hạ tầng mạng. Từ private 5G networks (mạng 5G riêng) đến thành phố thông minh và fixed wireless access (truy cập không dây cố định), chúng tôi tập trung hỗ trợ các nhà mạng tạo ra giá trị từ 5G, góp phần thúc đẩy chương trình chuyển đổi số quốc gia. Xin bà chia sẻ một vài ví dụ gần đây về các ứng dụng thực tiễn của 5G trên thế giới, và Việt Nam có thể học hỏi gì từ các trường hợp này? Công nghệ 5G đang tạo ra những thay đổi đáng kể trên toàn cầu, đặc biệt trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kết nối nhanh và đáng tin cậy. Ví dụ, tại Singapore, hãng đã hợp tác với Singtel để nâng cao trải nghiệm theo dõi giải đua Công thức 1 bằng cách triển khai 5G network slice, cung cấp các dịch vụ video chất lượng cao. Ấn Độ đã triển khai mạng 5G với tốc độ nhanh nhất, đạt độ bao phủ 90% chỉ trong 21 tháng. Hiện nay, Ấn Độ có 198 triệu thuê bao 5G, với mức tiêu thụ dữ liệu cao nhất toàn cầu là 23 GB mỗi tháng trên mỗi thiết bị smartphone, đưa Ấn Độ từ vị trí 86 lên 16 trong bảng xếp hạng hiệu suất mạng toàn cầu. Hạ tầng viễn thông của Việt Nam. Ảnh: XC Sự công nhận của chính phủ về tầm quan trọng của hạ tầng số, cùng với việc phân bổ và quản lý phổ tần hiệu quả, đã cho phép Ấn Độ triển khai 5G trên toàn quốc với tốc độ nhanh nhất thế giới. 5G đã trở thành nền tảng cho hành trình chuyển đổi số của Ấn Độ, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn, với ước tính tác động lên đến 455 tỷ USD vào năm 2040. Malaysia là một ví dụ điển hình về thành công với mạng 5G DNB. Với cam kết mạnh mẽ từ chính phủ trong việc khai thác 5G để nâng cao vị thế của Malaysia trong khu vực, quốc gia này đã đạt được mức độ phủ sóng 5G trên 80%, vượt kế hoạch một năm. Hiện tại, Malaysia nằm trong top 3 thế giới về trải nghiệm mạng 5G. Giống như Ấn Độ, Malaysia dự kiến sẽ đạt được mức tăng trưởng GDP từ 122 đến 150 tỷ RM vào năm 2030 nhờ vào việc hoàn thiện độ phủ sóng 5G. 5G rõ ràng đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia như Ấn Độ và Malaysia, khi Chính phủ có những hỗ trợ mạnh mẽ. Việt Nam có thể học hỏi từ những thành công này, đặc biệt khi tập trung vào việc thúc đẩy các lĩnh vực như sản xuất, logistics và thành phố thông minh, là những ưu tiên hàng đầu trong các kế hoạch phát triển của chính phủ. Cơ sở hạ tầng số, đặc biệt là 5G, sẽ mở ra những cơ hội phát triển nào cho các doanh nghiệp và nền kinh tế số của Việt Nam trong tương lai, thưa bà? 5G có tiềm năng trở thành một nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, cho phép tự động hóa, nâng cao năng suất và tối ưu hóa quản lý tài nguyên. Các ngành như sản xuất, logistics và thành phố thông minh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Đối với Việt Nam, 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Công nghiệp 4.0, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Private 5G network sẽ cho phép các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và giảm chi phí, đồng thời mang lại cơ hội doanh thu mới cho các nhà mạng viễn thông. Nhìn chung, 5G sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, dự kiến sẽ đóng góp 20% GDP của đất nước vào năm 2025. Ngoài việc hợp tác với các nhà mạng tại Việt Nam để triển khai 5G, Ericsson đang ưu tiên những sáng kiến nào hỗ trợ xây dựng các trường hợp sử dụng 5G sáng tạo, phù hợp với nhu cầu và bối cảnh phát triển của Việt Nam, thưa bà? Hãng đang hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng và doanh nghiệp trong nước để phát triển các trường hợp ứng dụng phù hợp với nhu cầu đặc thù của Việt Nam. Các lĩnh vực chính bao gồm private network cho các ngành như sản xuất và logistics, cũng như hỗ trợ các sáng kiến thành phố thông minh của chính phủ. Hãng cũng đang xem xét triển khai fixed wireless access để cung cấp internet tốc độ cao và đáng tin cậy ở những khu vực khó triển khai mạng cáp quang truyền thống. Ngoài ra, hãng cam kết thúc đẩy sáng tạo thông qua hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu như RMIT, để phát triển các kỹ năng cần thiết cho tương lai số của Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế ứng dụng đang ngày càng phát triển và đa dạng, tận dụng các API mới - như API nền tảng, API dịch vụ và phần mềm dưới dạng dịch vụ - thông qua kiến trúc mạng có thể lập trình, hãng có kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong lĩnh vực API (Application Programming Interfaces). Việc hợp tác với Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) - một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam về đào tạo viễn thông và Đại học RMIT có phải là một trong những ưu tiên của Ericsson trong chiến lược phát triển 5G tại Việt Nam không? Nếu có, những bước tiếp theo trong hợp tác này là gì, thưa bà? Hợp tác với PTIT và RMIT là một phần cốt lõi trong tầm nhìn dài hạn của hãng đối với Việt Nam. Ví dụ, sự hợp tác với RMIT đã dẫn đến việc thành lập một phòng thí nghiệm AI, giúp sinh viên có thể trải nghiệm thực tế với 5G và các công nghệ mới nổi. Trong tương lai, hãng sẽ mở rộng những nỗ lực này để thu hút nhiều sinh viên, tập trung vào các lĩnh vực như AI, blockchain và điện toán đám mây. Hãng cũng đang triển khai các sáng kiến tương tự với PTIT, nhằm trang bị cho thế hệ tiếp theo những kỹ năng cần thiết để khai thác các công nghệ 5G. Xu hướng phát triển mạng 5G Standalone (5G SA) và private 5G network đang diễn ra như thế nào trên thế giới? Có quốc gia nào đã triển khai thành công để Việt Nam có thể học hỏi, thưa bà? Sự phát triển của mạng 5G SA (Standalone – độc lập) đánh dấu một bước ngoặt lớn, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới nhờ các khả năng tiên tiến như kết nối chuyên biệt, API mở và kiến trúc dựa trên dịch vụ. Hiện trên toàn cầu có 34 mạng 5G SA và con số này đang tiếp tục tăng. Các mạng 5G SA khai thác tối đa tiềm năng của 5G bằng cách hỗ trợ các ứng dụng nâng cao trong các lĩnh vực như sản xuất, logistics và khai khoáng. Các quốc gia như Đức và Nhật Bản đã triển khai hiệu quả mạng 5G SA, đặc biệt là mạng private 5G, mang lại các lợi ích như tự động hóa, tối ưu hóa chi phí và cải thiện năng suất. Ví dụ, nhà máy thông minh 5G của Ericsson tại Mỹ đã tăng năng suất lao động lên 120% và giảm 65% xử lý vật liệu thủ công, minh chứng cho những lợi ích mà private 5G network có thể mang lại. Ngoài ra, private network tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở ra thêm cơ hội doanh thu. Trong giai đoạn 2019-2020 tại Việt Nam, các nhà mạng đã triển khai nhiều chương trình thí điểm để nắm bắt nhu cầu và yêu cầu cụ thể của thị trường. Việc thương mại hóa 5G chính thức hứa hẹn sẽ tạo ra một bước đột phá quan trọng, mang lại lợi ích to lớn cho các nhà khai thác mạng. So với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang ở đâu trong việc phát triển hạ tầng số, hạ tầng 5G và thương mại hóa 5G, thưa bà? Việt Nam đang đạt được những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là thông qua việc đấu giá tần số 5G. Việc kí kết các hợp đồng về 5G sẽ sớm chứng kiến sự triển khai 5G nhanh chóng trên toàn quốc. Hiện tại, trọng tâm là nâng cấp từ 4G lên 5G Non-Standalone. Sự sẵn có của phổ tần cho phép triển khai 5G nhanh chóng, mang lại lợi ích tức thời cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước. 5G sẽ mở ra một thế giới giải trí sống động, giáo dục hấp dẫn và thu hẹp khoảng cách kiến thức. Các định dạng mới như video 4K, trải nghiệm 360 độ và video đa chế độ đang ngày càng thúc đẩy việc sử dụng và tiêu thụ dữ liệu 5G. Kết nối tốt hơn sẽ mang lại những cải tiến đáng kể trong giáo dục từ xa, phát triển các thành phố thông minh, nâng cao chất lượng dịch vụ công, gia tăng sự hòa nhập số và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với doanh nghiệp, 5G là nền tảng cho hiệu quả và tính linh hoạt, giúp nâng cao năng suất, trau dồi kiến thức và tiết kiệm chi phí. Ví dụ, ngành sản xuất sẽ được hưởng lợi từ việc áp dụng các khái niệm và công nghệ của Công nghiệp 4.0, đạt được hiệu suất cao hơn và chất lượng tốt hơn. 5G là cầu nối thành công cho các trường hợp ứng dụng và giải pháp doanh nghiệp mới, nhờ vào khả năng kết nối liền mạch, đáng tin cậy và an toàn. Công nghệ đang không ngừng phát triển và trí tuệ nhân tại (AI) tiếp tục tái định hình cách thức hoạt động, tương tác và đổi mới trong các doanh nghiệp. Vậy, xu hướng chuyển đổi AI hiện tại trong khu vực và toàn cầu là gì? Những xu hướng này ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào và có thể mở ra những khả năng kinh doanh nào trong tương lai, thưa bà? Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những bước chuyển mình mạnh mẽ trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu, đặc biệt là sản xuất, chăm sóc sức khỏe và logistics. Công nghệ này không chỉ tự động hóa quy trình, mà còn nâng cao khả năng ra quyết định và cải thiện tương tác với khách hàng. Việt Nam đã chứng kiến sự ứng dụng của AI trong các nhà máy thông minh. Khi hạ tầng số tiếp tục mở rộng, AI sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Khả năng phân tích dữ liệu theo thời gian thực của AI mở ra nhiều cơ hội mới, từ cung cấp dự báo trong sản xuất, trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa đến quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Những thay đổi này sẽ có tác động sâu sắc đến nền kinh tế số của Việt Nam. Xin trân trọng cám ơn bà! PV/Báo Tin tức