Nội dung liên quan Australia, Tin Quốc Tế
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Hợp tác giáo dục Australia - Việt Nam hướng tới chuyển đổi xanh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
18:16:34 27/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/hop-tac-giao-duc-australia-viet-nam-huong-toi-chuyen-doi-xanh-380729.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Minh Hạnh Ngày 27/9, Cơ quan cơ quan phát triển thương mại quốc tế và đầu tư Australia (Austrade), Đại sứ quán Australia đã tổ chức Toạ đàm “Việt Nam-Australia: Hợp tác Giáo dục – Đào tạo – Nghiên cứu hướng đến chuyển đổi xanh”. Toạ đàm nằm trong khuôn khổ chuyến thăm của Phái đoàn giáo dục gồm đại diện của 19 tổ chức giáo dục và đào tạo hàng đầu của Australia tới Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu hướng đến chuyển đổi xanh. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để đạt mục tiêu giảm phát thải và hướng đến nền kinh tế xanh với ước tính tạo ra gần 1 triệu việc làm mới đến năm 2040. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực chất lượng và được trang bị các kỹ năng cần thiết cho lộ trình chuyển đổi xanh ở tất cả các ngành như năng lượng, sản xuất, giao thông… Theo đó, toạ đàm là cơ hội để các tổ chức giáo dục và đào tạo cùng doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu về thế mạnh đào tạo và nghiên cứu “xanh” của Australia và các mô hình hợp tác khả thi trong bối cảnh đất nước đang tích cực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và giải quyết biến đổi khí hậu với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ. Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Renee Deschamps, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam, cho biết: Australia đã đưa ra các cam kết tăng cường hợp tác để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, bao gồm cam kết tiếp tục khám phá các cơ hội để tăng cường hợp tác trong giáo dục và đào tạo thông qua trao đổi hai chiều, đối thoại và liên kết thể chế. Bà Renee Deschamps, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam, phát biểu khai mạc toạ đàm Giáo dục là một trong những nền tảng chính của mối quan hệ song phương giữa Australia - Việt Nam. Đây cũng là lĩnh vực hợp tác bền chặt nhất, thể hiện ở cả cấp chính phủ và cấp thể chế. Từ các chương trình học bổng song phương, mối quan hệ trong lĩnh vực giáo dục đã phát triển nhanh chóng về cả chiều sâu và chiều rộng. Cụ thể, hiện có khoảng 37.000 du học sinh Việt Nam sang Australia học tập. Mặt khác, ngày càng nhiều sinh viên theo học các chương trình liên kết với Australia tại Việt Nam, với con số hơn 15.000 sinh viên. Ngoài ra, có 350 chương trình đào tạo hợp tác đang được triển khai, bao gồm các sáng kiến đào tạo chung và liên kết giữa các tổ chức của Australia và Việt Nam. Quang cảnh toạ đàm Khi Việt Nam phấn đấu đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đầy tham vọng vào năm 2050, chuyên môn của Australia về công nghệ xanh, các hoạt động bền vững và các giải pháp năng lượng sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển lực lượng lao động và quá trình chuyển đổi nền kinh tế xanh của Việt Nam. “Các tổ chức của chúng tôi, được công nhận trên toàn cầu về các chương trình phát triển bền vững, luôn sẵn sàng đóng góp vào các nỗ lực phi carbon hóa và tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam”, bà Renee Deschamps nhấn mạnh. Xếp thứ 11 trên toàn cầu về các chương trình phát triển bền vững, Australia là một trong những quốc gia đi đầu trong nghiên cứu và đổi mới công nghệ xanh. Vị thế dẫn đầu của Australia trong xuất khẩu hydro, sản xuất lithium và năng lượng sạch càng nhấn mạnh vai trò của nước này trong việc cung cấp kiến thức và công cụ cần thiết cho quá trình chuyển đổi thành công của Việt Nam. Theo đó, tại toạ đàm, bà Rebecca Ball, Tham Tán Thương mại và Đầu tư Cấp cao Chính phủ Australia, cho biết phái đoàn Australia có sự tham gia của các đại điện đến từ những tổ chức hàng đầu thế giới về phát triển bền vững. Qua đó, Australia kỳ vọng các tổ chức giáo dục giữa hai quốc gia có cơ hội giao lưu, kết nối và tiếp tục nền tảng hợp tác vốn có. Bà Rebecca Ball, Tham Tán Thương mại và Đầu tư Cấp cao Chính phủ Australia, phát biểu tại toạ đàm Năng lực giáo dục, kỹ năng và đào tạo của Australia đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ hành trình của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Với mối quan hệ kéo dài và bền chặt trong giáo dục, Australia đã cung cấp nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng về nền kinh tế xanh và các hoạt động bền vững. “Toạ đàm này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Austrade Việt Nam vì đây là sự kiện giáo dục và đào tạo đầu tiên mà chúng tôi tổ chức, tập trung chuyên sâu vào các chủ đề liên quan đến quá trình chuyển đổi sang Nền kinh tế Xanh, tức là Năng lượng Xanh và Sản xuất Xanh, đây là hai chủ đề chính của các phiên thảo luận trong chương trình hôm nay”, bà Rebecca Ball chia sẻ. Tại Toạ đàm, bà Trần Minh Huệ, chuyên viên chính của Sở Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường (Bộ KH&ĐT), đã trình bày tham luận về “Chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam – Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực”. Bà Trần Minh Huệ, chuyên viên chính của Sở Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường (Bộ KH&ĐT), trình bày tham luận Trong đó, bà cho biết một số thách thức của Việt Nam bao gồn thiếu hụt về nguồn nhân lực, cả về chất lượng và tay nghề, trong các lĩnh vực xanh. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức về việc làm xanh cũng còn nhiều hạn chế, các yêu cầu đối với việc làm xanh cũng gặp trở ngại về mặt kỹ thuật. Việt Nam cũng đang thiếu các khung pháp lý cho việc phát triển nguồn lực trong chuyển đổi xanh, do đó việc quản lý nguồn lực tại các doanh nghiệp trong định hướng chuyển dịch xanh cũng chưa thật sự hiệu quả. Để giải quyết những thách thức này, Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để tăng cường học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo quá trình chuyển đổi xanh hiệu quả. Cũng tại toạ đàm, đại diện từ các tổ chức, chính phủ Australia đã trình bày tham luận về sự hỗ trợ của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam và năng lực đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo của Australia trong lĩnh vực chuyển đổi hướng đến mục tiêu net zero. Trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu cũng được tham dự 2 phiên thảo luận riêng về hai nội dung: Hướng đến Năng lượng Xanh – Các yêu cầu về đổi mới sáng tạo và bộ năng lực và Hướng đến Sản xuất bền vững – Rút ngắn khoảng cách về trình độ nhân lực trong lĩnh vực sản xuất chế tạo và nông nghiệp tại Việt Nam.