Nội dung liên quan Xã Phương Trung, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam,
Hợp tác xã do phụ nữ quản lý "cất cánh" từ chuyển đổi số
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
05:47:29 27/09/2024
theo đường link
https://phunuvietnam.vn/hop-tac-xa-do-phu-nu-quan-ly-cat-canh-tu-chuyen-doi-so-20240926101524701.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Mai Vàng Ảnh minh họa Việc chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển thương mại điện tử… đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các hợp tác xã (HTX) do phụ nữ quản lý. Bước vào "guồng quay số" Kể từ khi các mặt hàng mũ vải, mũ công nghiệp tràn lan trên thị trường, nón lá dần mất đi ưu thế bởi nhu cầu của xã hội thay đổi. Không đành lòng nhìn nghề làm nón truyền thống bị mai một. Năm 2023, ngay khi Chính phủ ban hành Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030", Hội LHPN huyện và UBND huyện Thanh Oai đã hỗ trợ thành lập HTX Mây tre nón lá Thu Hương (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) do nghệ nhân Tạ Thu Hương tham gia quản lý, điều hành. Nghệ nhân Tạ Thu Hương cho biết: "Trong bối cảnh chuyển đổi số, tôi và những nghệ nhân trong HTX phải nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào việc tạo mẫu mã vừa hiện đại vừa kế thừa nét truyền thống, đáp ứng nhu cầu khách hàng từ trong nước đến quốc tế". Dù mới thành lập được một thời gian ngắn nhưng đến nay, HTX đã có 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao. Bên cạnh việc thường xuyên quảng bá thương hiệu tại các sự kiện và chương trình, các thành viên của HTX đã tích cực trang bị kỹ năng chuyển đổi số để truyền thông, bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… Nhờ vậy, đến nay, HTX đã bán ra hàng nghìn sản phẩm mỗi tháng. Mỗi sản phẩm có giá dao động từ 30.000 đồng đến 200.000 đồng, tùy yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm của HTX đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia như: Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia. HTX cũng tích cực tiếp thị với các công ty truyền thông du lịch để đón khách tham quan, trải nghiệm làng nghề, từ đó đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. "Nhờ có công nghệ, tôi đã định vị được nghề nón của địa phương cần phải phát triển theo hướng đi mới, đó là tập trung sản xuất hàng phục vụ du lịch, xuất khẩu, từ đó bảo tồn và phát huy được nghề làm nón truyền thống của cha ông", nghệ nhân Thu Hương chia sẻ. Còn tại HTX Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh (tại xã Châu Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội), được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Hội LHPN huyện và chính quyền huyện Ba Vì, HTX đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị thực hiện quy trình sản xuất từ khâu chế biến đến đóng gói các sản phẩm chế biến từ nông sản. Hợp tác xã còn sử dụng sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội làm nền tảng giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, HTX đang tạo việc làm cho hơn 80 lao động địa phương, chủ yếu là lao động nữ, đạt thu nhập từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/người/tháng. Chia sẻ về hoạt động của HTX Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh, bà Phạm Thị Tư Hậu, thành viên sáng lập cho biết, HTX là nơi kết nối thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản thô của nông dân huyện Ba Vì và thành phố Hà Nội. Thông qua chuyển đổi số, liên kết để quảng bá thương hiệu và phát triển thương hiệu theo chuỗi giá trị, HTX đã nhanh chóng tạo được chỗ đứng trên thị trường, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Các thành viên của Hợp tác xã Mây tre nón lá Thu Hương Đồng hành cùng các HTX do phụ nữ quản lý chuyển đổi số Ông Nguyễn Trọng Khiển, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai (Hà Nội), cho biết, thời gian qua, Hội LHPN huyện Thanh Oai đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ hội viên phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Trong năm 2023-2024, Hội LHPN huyện đã phối hợp tổ chức 4 lớp tập huấn về chuyển đổi số và thương mại điện tử, với hơn 600 người tham gia tập huấn. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có HTX do phụ nữ quản lý áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, sử dụng phần mềm kế toán, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… Nhận định về công tác chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội, cho rằng, hiện việc chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX nói chung và các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành nói riêng còn chậm, thiếu tính chiến lược, dẫn đến những khó khăn trong việc phát huy nội lực của kinh tế tập thể; hiệu quả quản trị HTX và sản xuất, kinh doanh chưa cao, chưa bắt kịp với xu thế phát triển và yêu cầu của thị trường. Nhằm hỗ trợ các HTX do phụ nữ tham gia quản lý có thể ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông cung cấp kỹ năng chuyển đổi số cho chị em. Chương trình "Vai trò của phụ nữ tham gia chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã" tháng 8/2024 vừa qua đã cung cấp kỹ năng, kiến thức về kinh tế số; phương thức xây dựng hình ảnh, quảng bá và bán hàng, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội cho hàng ngàn hội viên, phụ nữ.