Nội dung liên quan Xã Vân Khánh Tây, Huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang, Tin Trong Nước
Báo Điện tử Chính phủ,
Huyện An Minh (Kiên Giang): Công tác CCHC đi vào nền nếp, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:36:43 25/09/2024
theo đường link
https://baochinhphu.vn/huyen-an-minh-kien-giang-cong-tac-cchc-di-vao-nen-nep-tao-thuan-loi-cho-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-102240925143204039.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Chinhphu.vn) - Huyện An Minh xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, nỗ lực thực hiện có hiệu quả góp phần phát triển KT-XH địa phương. Năm 2023, An Minh xếp thứ 2/15 huyện, thị, thành của tỉnh Kiên Giang, tăng 5 bậc so với năm 2022. Lễ kí kết giữa UBND huyện An Minh và Bưu điện tỉnh Kiên Giang về hỗ trợ nhân sự tham gia công tác tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, TTHC trên địa bàn huyện An Minh - Ảnh: VGP/LS CCHC góp phần quan trọng hoàn thành huyện nông thôn mới Theo đó, lãnh đạo huyện An Minh luôn quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, tìm ra cách làm mới, phương pháp hay mà đi đầu là mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong huyện với phương châm "cái gì thuận lợi nhất cho dân thì làm, cái gì tiết kiệm nhất cho dân thì thực hiện" trong quá trình xử lý công việc, thủ tục và hồ sơ hành chính của người dân, nhất là đối với lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của nhân dân như cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tư pháp – hộ tịch, chăm sóc sức khỏe, xây dựng – giao thông, giáo dục và đào tạo, kinh doanh thương mại, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản… Trả lời Báo Điện tử Chính phủ, ông Lê Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện An Minh cho biết: Năm 2022, huyện đã tập trung nguồn lực hoàn thành xây dựng nông thôn mới với việc hoàn thành 9/9 tiêu chí nông thôn mới, 8/8 xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 57,84 triệu đồng/người/năm; tăng 41,89 triệu đồng/người/năm so với khi bắt đầu thực hiện chương trình. Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương; văn hóa-xã hội chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục, y tế được bảo đảm; cảnh quan, môi trường nông thôn được cải thiện; quốc phòng-an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới... Trong những thành tựu to lớn đó, có sự đóng góp không nhỏ của công tác CCHC trên địa bàn toàn huyện. Cụ thể, công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC được duy trì thường xuyên, thực hiện dưới nhiều hình thức với trên 80 tin, bài các loại phát trên Đài truyền thanh huyện, Cổng thông tin điện tử của huyện nhằm phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về thực hiện chương trình CCHC. Tổ công nghệ số cộng đồng đã phát 17.968 tờ rơi và trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn người dân về dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ cài đặt ứng dụng VNeID của Bộ Công an. Ngoài ra, tổ chức hội nghị tuyên truyền những mô hình mới, cách làm hay về giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; thực hiện phóng sự phát trên Đài phát thanh và Truyền hình Kiên Giang về việc hướng dẫn người dân và tổ chức nộp hồ sơ giải quyết TTHC bằng hình thức trực tuyến. Gắn chặt giữa CCHC với chuyển đổi số Đối với cải cách thủ tục hành chính, UBND huyện đã trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện; huyện có bố trí 02 nhân viên bưu điện hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên phần mềm hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, việc bố trí đầy đủ trang thiết bị hiện đại giúp tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC dễ dàng, tạo sự hài lòng cho người dân. Công tác chỉ đạo thực hiện TTHC trên môi trường điện tử được đổi mới toàn diện việc giải quyết TTHC, đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa cải cách TTHC với chuyển đổi số. UBND huyện ban hành Công văn số 84/UBND-NC ngày 29/02/2024 về việc tổ chức thực hiện triển khai nhiệm vụ, chỉ tiêu theo công văn số 254/UBND-NC ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh và quyết định số 373/QĐ-UBND ngày 19/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ban hành kế hoạch cải cách THHC trọng tâm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Theo đó, huyện An Minh đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể cần phải thực hiện trong năm như: thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; số hoá kết quả TTHC còn hiệu lực để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công trực tuyến; xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng. Đồng thời, trên cơ sở các quyết định công bố danh mục TTHC của tỉnh, UBND huyện ban hành các quyết định công bố danh mục và quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền UBND huyện là 254 thủ tục/42 lĩnh vực, đồng thời công bố trên cổng thông tin điện tử của huyện (http://anminh.gov.vn), niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện và tại UBND các xã, thị trấn. Về việc TTHC được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện cho thấy, tổng số đã tiếp nhận 6.242 hồ sơ TTHC (tiếp nhận trong kỳ 6.203 hồ sơ TTHC, trong đó: tiếp nhận trực tuyến 6.153 hồ sơ TTHC, đạt 99,19%; hồ sơ trực tuyến toàn trình phát sinh 3.304 hồ sơ TTHC; hồ sơ trực tuyến một phần 2.519 hồ sơ TTHC; kỳ trước chuyển sang 39 hồ sơ TTHC. Giải quyết 6.118 hồ sơ, đạt 98%, trong đó: giải quyết đúng và trước hạn 6.045 hồ sơ, đạt 98,8%. Kết quả số hóa hồ sơ 5.030/6.242, đạt 80%; triển khai thanh toán trực tuyến 4.000/5.030, đạt 79,5%; cấp chứng thực điện tử bản sao từ bản chính 2.614 hồ sơ TTHC. Hội nghị tổng kết công tác CCHC và thi đua khen thưởng của huyện An Minh - Ảnh: VGP/LS ‘Quán quân’ về cài đặt định danh điện tử Một trong những thành tích nổi bật là huyện An Minh được Công an tỉnh Kiên Giang xếp đứng đầu các huyện về cài đặt định danh điện tử với việc kích hoạt 100% chỉ tiêu được Giám đốc Công an tỉnh giao. Trong triển khai thực hiện Đề án 06, huyện đã hoàn thành tích hợp 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06 trên Hệ thông thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Huyện An Minh đã thực hiện phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ 05 nhóm tiện ích ứng dụng di động Công dân số (VNeID) trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, hoạt động ngân hàng... Đến nay, tỷ lệ người dân đã xác thực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân đạt kết quả cao. Ngày 15/6/2023, Bộ Công an đã công nhận hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện có mặt trên địa bàn. Hiện nay, huyện An Minh đang triển khai tổ chức Hội thi "Đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính năm 2024" nhằm tạo diễn đàn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm bổ ích trong công tác, cũng như giúp cho cán bộ, công chức, viên chức đoàn viên, hội viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, các lợi ích và giá trị mang lại cho người dân và doanh nghiệp. Người dân đồng tình ủng hộ công tác CCHC Là xã đứng 1/11 xã, thị trấn của huyện An Minh về công tác CCHC, xã Vân Khánh Tây xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC, phổ biến và chỉ đạo áp dụng nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, thành phố đến tất cả cán bộ, công chức thực hiện nghiêm cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Kết quả từ đầu năm đến nay đã phối hợp tuyên truyền được 08 cuộc thông qua các buổi họp của cơ quan, các buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt Tổ NDTQ 50/50 tổ, với hơn 320 lượt cán bộ, công chức tham dự, tuyên truyền đến từng hộ dân được 12 cuộc có 1576/1576 hộ tham gia, với 3678 lượt người tham dự. Phối hợp với tổ công nghệ số cộng đồng của các ấp có 5 tổ, gồm 31 thành viên, đã tuyên truyền được 10 cuộc bằng loa di động trên các trục lộ của xã, ấp. Ngoài ra, đưa các tin bài tin truyền qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, các nhóm Zalo của cơ quan và các ấp. Theo ông Huỳnh Văn Tâm, Chủ tịch xã Vân Khánh Tây cho biết, là đơn vị cấp cơ sở nhưng xã đã có sáng kiến về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục CCHC trực tuyến và đang thực hiện 01 giải pháp thanh toán 100% phí giải quyết thủ tục hành chính đối với hồ sơ có phát sinh phí trên dịch vụ công. Từ năm 2022 đến 9 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ hồ sơ trả đúng hạn của xã Vân Khánh Tây đều đạt 100%. "Công tác CCHC đã đi vào nền nếp, có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận của nền hành chính ở cấp cơ sở, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tạo thuận lợi cho người dân khi tiếp xúc với chính quyền, tiết giảm chi phí và thời gian nên được nhân dân đồng tình, ủng hộ", Chủ tịch UBND xã Vân Khánh Tây chia sẻ. Lê Sơn