Nội dung liên quan Indonesia, Tin Quốc Tế
Báo điện tử Kinh tế & Đô thị,
Indonesia đặt mục tiêu thoát bẫy thu nhập trung bình
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
10:02:11 27/09/2024
theo đường link
https://kinhtedothi.vn/indonesia-dat-muc-tieu-thoat-bay-thu-nhap-trung-binh.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tùng Lâm Chia sẻ Kinhtedothi - Nền kinh tế số một Đông Nam Á đang gặp nhiều thách thức trên hành trình gia nhập các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao. Trong những năm gần đây, Indonesia đã đạt được những thành tựu vượt bậc và vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, Sri Mulyani Indrawati, nhấn mạnh mức tăng trưởng GDP 5% hàng năm của nước này, dù cao hơn so với mức trung bình 2% toàn cầu nhưng vẫn chưa đủ để giúp Indonesia bước vào hàng ngũ những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao. Bà kêu gọi quốc gia này cần phải gấp rút hành động để nhanh chóng đạt được tiến bộ. Mục tiêu cải thiện GDP bình quân đầu người của Indonesia nằm trong chiến lược “Tầm nhìn vàng 2045”, một kế hoạch giúp nâng cao trình độ lực lượng lao động cũng như giảm tỷ lệ đói nghèo. Indonesia quyết tâm thoát bẫy thu nhập trung bình. Ảnh: Nikkei Asia Trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Squawk Box Asia" của CNBC gần đây, Bộ trưởng Indrawati nhân định Indonesia cần phải tập trung đầu từ vào nguồn nhân lực để có thể đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người cao. Bà cho rằng việc tăng trưởng dựa trên lực lượng lao động trình độ cao có thể giúp quốc gia đạt được các mục tiêu kinh tế dài hạn. Điều này đòi hỏi một chiến lược phát triển vững chắc, tập trung vào việc nâng cao kỹ năng lao động và đầu tư vào các ngành công nghiệp. Một báo cáo về Tiền tệ Quốc tế (IMF) được công bố vào tháng 8 cũng nêu bật tầm quan trọng của việc Indonesia phải chuyển đổi chuỗi giá trị, từ công việc sản xuất hàng hóa thô sang các sản phẩm giá trị cao. IMF nhấn mạnh Indonesia cần xây dựng một nguồn lao động giàu kỹ năng, thích ứng nhanh với công nghệ, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng cũng như cải thiện các cơ chế để đảm bảo tăng trưởng cân bằng, bền vững. Mặc dù Indonesia trải qua việc thay đổi quyền lực chính trị vào đầu năm 2023, mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia này vẫn không thay đổi. Hơn 200 triệu cử tri tại quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới đã đi bầu cử vào tháng 2, chấm dứt một thập kỷ cầm quyền của Tổng thống Joko Widodo, người đã dẫn dắt Indonesia thông qua nhiều cải cách quan trọng. Tân Tổng thống Prabowo Subianto, cựu tướng quân đội và Bộ trưởng quốc phòng, sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ vào tháng 10 và cam kết tiếp tục nỗ lực để giúp Indonesia trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Những cải cách kinh tế đã được thực hiện dưới thời Tổng thống Joko Widodo cũng góp phần hỗ trợ Indonesia đạt được tầm nhìn lớn hơn. Chẳng hạn, những cải tiến, cải cách về lao động giúp nâng cao năng suất hoạt động của doanh nghiệp hay việc cải cách quyền sử dụng đất cũng đã giúp tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các cách cải cách về thuế và lao động giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng và sa thải nhân viên. Theo hệ thống cũ, việc sa thải một nhân viên có thể yêu cầu doanh nghiệp trả tới 60 tuần tiền hỗ trợ thôi việc, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Điều này đã cản trở các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Indonesia. Tuy nhiên, theo Gareth Leather, nhà kinh tế cấp cao tại Capital Economics, Indonesia vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, như: chất lượng cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo hay những bê bối, tham nhũng. Một vấn đề lớn mà Indonesia phải đối mặt là bẫy thu nhập trung bình – một hiện tượng khi các nền kinh tế đang phát triển chưa thể thoát khỏi mức thu nhập trung bình và từ đó gia nhập hàng ngũ các quốc gia có thu nhập cao. Bộ trưởng Indrawati tin rằng những cách cải mới sẽ giúp Indonesia thoát khỏi bẫy này. Theo quan chức này, việc chính phủ Tổng thống Prabowo Subianto đang dành sự quan tâm cho hệ thống giáo dục, y tế và hệ thống an sinh xã hội khác sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng một nền tảng kinh tế vững chắc. Đồng quan điểm với bà Indrawati, IMF khẳng định Indonesia cần thực hiện những cải tiến sâu rộng và bền vững về mặt cấu trúc, cũng như duy trì ổn định kinh tếđể trở thành quốc gia thu nhập cao. Báo cáo của Viện Lowy, một tổ chức tư vấn kinh doanh có trụ sở tại Úc, ghi nhận các chính sách phúc lợi xã hội của Indonesia cũng như các sáng kiến về thực phẩm và năng lượng đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói, với chỉ dưới 10% dân số nước này sống dưới mức nghèo khổ quốc tế vào năm.