Nội dung liên quan Indonesia, Tin Quốc Tế
Báo điện tử Tổ Quốc,
Indonesia mang đến những tham vọng mới phát triển kinh tế
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:02:32 27/09/2024
theo đường link
https://toquoc.vn/indonesia-mang-den-nhung-tham-vong-moi-phat-trien-kinh-te-20240926113142748.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Tổ Quốc) - Theo trang CNBC, sự trỗi dậy của Indonesia như một nền kinh tế mới nổi là câu chuyện thành công mới nhất ở châu Á. Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati mới đây đã cho rằng mức tăng trưởng GDP hàng năm của nước này là 5% - cao hơn mức trung bình toàn cầu là 2% - chưa đủ để Indonesia đạt được tiến bộ cần thiết và trở thành một quốc gia có thu nhập cao. Bức ảnh này cho thấy toàn cảnh tình trạng tắc đường trên các tuyến đường chính dẫn vào trung tâm thành phố Jakarta vào ngày 8/5/2024 khi lớp sương mù ô nhiễm mỏng bao phủ đường chân trời của thành phố. Ảnh: Bay Ismoyo | Afp | Getty Images Tham vọng của Indonesia trong chiến lược "Tầm nhìn vàng 2045" được xem như kế hoạch lớn của quốc gia nhằm tăng cường lực lượng lao động lành nghề với mức lương cao và là cách thức tiếp cận để giảm tỷ lệ đói nghèo, đưa Indonesia trở thành nền kinh tế phát triển vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm độc lập. "Để tiếp tục hành trình từ một quốc gia có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, tăng trưởng nhanh dựa trên năng suất cao, chúng tôi sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực", Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati nhấn mạnh tại chương trình "Squawk Box Asia" của CNBC trong một cuộc phỏng vấn phát sóng tuần trước. Chính phủ Indonesia đang nghiên cứu các chính sách để thu hút các công ty tài chính công nghệ đầu tư vào thủ đô mới. Một số ưu đãi như các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và ngành dịch vụ sẽ được miễn thuế doanh nghiệp trong 30 năm cho các dự án được thực hiện từ năm 2022 đến 2035, và 25 năm cho các dự án từ năm 2036 đến 2045. Các công ty cũng sẽ được hưởng lợi ở các khoản khấu trừ thuế 100% trong 10 năm nếu họ xây dựng trụ sở tại Nusantara hoặc di dời các chi nhánh sang thủ đô mới. Vào tháng 10 tới, Tổng thống Joko Widodo sẽ trao lại quyền lãnh đạo cho Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto. Theo giới quan sát, việc ông Prabowo đắc cử cho thấy các chính sách kinh tế quan trọng của chính quyền Tổng thống Joko Widodo sẽ được tiếp nối. Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto đã hứa hẹn sẽ tiếp tục nhiệm vụ đưa Indonesia trở thành nền kinh tế thu nhập cao. Trong khi đó, giới quan sát cũng cho rằng các cải cách kinh tế do tổng thống sắp mãn nhiệm Joko Widodo thông qua trước đó sẽ giúp Indonesia dễ dàng đạt được tầm nhìn lớn hơn trong tương lai. "Tổng thống Joko Widodo đã đưa ra một loạt cải cách kinh tế, tạo cơ hội tuyển dụng dễ dàng hơn", ông Gareth Leather, một nhà kinh tế cấp cao tại Capital Economics, nói với CNBC. Động lực phát triển kinh tế Indonesia hiện kỳ vọng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2045 với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 9,8 nghìn tỷ USD. Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati hy vọng nước này sẽ tránh được "bẫy thu nhập trung bình" và tin tưởng các cải cách về chính sách sẽ giúp nước này tránh được điều đó. "Nhiều nỗ lực của chính phủ, bao gồm ngân sách tài chính đã được phân bổ đầu tư cho các lĩnh vực như giáo dục, y tế và mạng lưới an sinh xã hội", bà Sri Mulyani Indrawati nói thêm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lên tiếng về các dự báo kinh tế của Indonesia trong giai đoạn chính phủ chuyển tiếp từ Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) sang Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto. IMF cho rằng việc một quốc gia đạt được vị thế thu nhập cao sẽ đòi hỏi cải cách "cơ cấu rộng rãi và bền vững", đồng thời đảm bảo sự ổn định của kinh tế. Sự liên tục trong cải cách chính sách giữa thời kỳ của hai ông Jokowi và Prabowo thể hiện ở cách Indonesia đã đạt được những tiến bộ được coi là tốt cho đến nay. Điều này được phản ánh qua nền tảng kinh tế vững mạnh của Indonesia. Một báo cáo khác do Viện Lowy, một nhóm nghiên cứu kinh doanh có trụ sở tại Australia, công bố vào tháng 7 cũng ghi nhận những thành quả mà Indonesia đã đạt được, nêu rõ rằng việc số hóa các chương trình phúc lợi xã hội cũng như các sáng kiến về thực phẩm và năng lượng đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói ở quốc gia này vào năm 2023. Trong khi đó, cải cách thuế và lao động đã giúp các doanh nghiệp trong nước dễ dàng tuyển dụng người lao động hơn, cũng là một phần chiến lược kinh tế của Indonesia. "Đây được xem là những bước đi hữu ích theo đúng hướng", nhà kinh tế Leather nhấn mạnh. Ông Leather cũng cảm thấy "tương đối lạc quan về nền kinh tế Indonesia". Nếu tiếp tục tăng trưởng ở mức 5-6% trong thập kỷ tới, thì đó là một thành tích khá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu. Indonesia, với mối quan hệ thương mại chặt chẽ và mở rộng trên khắp châu Á, châu Âu và châu Mỹ, đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy hội nhập toàn cầu. Sau hơn một thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững, Indonesia được dự báo sẽ bắt kịp tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ để trở thành một điểm sáng kinh tế trong những năm tới, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự tương lai của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương./.