Nội dung liên quan Iran, Tin Quốc Tế

Báo Dân Trí,

Israel định trả đũa nhằm vào cơ sở dầu mỏ Iran, giá dầu sẽ ra sao?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 05:47:37 04/10/2024 theo đường link https://dantri.com.vn/kinh-doanh/israel-dinh-tra-dua-nham-vao-co-so-dau-mo-iran-gia-dau-se-ra-sao-20241003191953807.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Dân trí) - Ngay sau cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, giá dầu thô đã tăng mạnh. Nếu Israel trả đũa Iran bằng cách tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ, giá dầu có thể tăng thêm 13 USD/thùng. Tối 1/10, Iran đã phóng tổng cộng gần 500 tên lửa nhằm vào Israel trong cuộc tấn công. Trước đó, phía Israel ước tính con số này chỉ khoảng 180 tên lửa.
Trang tin Axios trích lời quan chức Israel cho biết một trong các phương án đáp trả của nước này là tấn công vào các cơ sở sản xuất dầu của Iran.
Bà Amrita Sen, đồng sáng lập Công ty Nghiên cứu năng lượng Energy Aspects, cho rằng việc này có thể gây ra cú sốc giá dầu cho thế giới.
Sau các thông tin tập kích, giá dầu thô thế giới ngay lập tức tăng mạnh. Hãng nghiên cứu ClearView Energy Partners ước tính việc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Iran có thể kéo giá dầu tăng thêm 13 USD/thùng. Thậm chí, giá có thể đắt thêm 28 USD/thùng nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa.
Eo biển Hormuz nằm giữa Iran và Oman. Khoảng 1/5 sản lượng dầu thô và sản phẩm hóa dầu của thế giới đi qua eo biển này, biến khu vực thành một trong những huyết mạch hàng hải quan trọng nhất thế giới.
OPEC+ đã cắt giảm sản lượng trong những năm gần đây để hỗ trợ giá dầu trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu. Vì vậy, liên minh này đang nắm giữ hàng triệu thùng dầu công suất dự phòng.
Một cơ sở sản xuất dầu của Iran (Ảnh: Reuters).
Ông Giovanni Staunovo, chuyên gia phân tích của Ngân hàng UBS, cho rằng OPEC+ có đủ năng lực dự phòng để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran. Tuy nhiên, phần lớn năng lực đó nằm ở khu vực Vịnh Trung Đông và có khả năng dễ bị tổn thương nếu như xung đột leo thang hơn nữa.
"Năng lực dự phòng có sẵn thực tế có thể thấp hơn nhiều nếu các cuộc tấn công mới vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở các quốc gia trong khu vực xảy ra", ông chia sẻ với Reuters
Ông Rhett Bennett, Giám đốc điều hành công ty năng lượng Black Mountain, nói một phần nguyên nhân là Mỹ tăng sản xuất dầu. Mỹ hiện đóng góp 13% sản lượng dầu thô toàn cầu. Tỷ lệ này của OPEC là 25% và OPEC+ là 40%.
Dù vậy, căng thẳng tại Trung Đông nếu lan rộng hơn nữa có thể gây gián đoạn nguồn cung trầm trọng và làm dầu tăng giá. Việc này sẽ kéo giá xăng lên cao và ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris.
Iran hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 trong OPEC, với sản lượng 3,2 triệu thùng/ngày, tương đương 3% toàn cầu. Năm nay, xuất khẩu của họ lên cao nhất nhiều năm, với 1,7 triệu thùng/ngày, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ. Khách mua chủ yếu là các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc.
Iran là thành viên của OPEC với sản lượng khoảng 3,2 triệu thùng/ngày, tương ứng với 3% sản lượng toàn cầu. Xuất khẩu dầu thô của Iran đã tăng trong năm nay lên mức cao nhất trong nhiều năm là 1,7 triệu thùng/ngày bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng, cuộc tấn công trước đó của Israel vào Lebanon có thể là ngòi nổ dẫn tới một cuộc chiến quy mô lớn ở khu vực này và ảnh hưởng nhiều tới tương lai của giá dầu.
Sao chép thành công