Nội dung liên quan Xã Bình Minh, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
Kết quả kiểm nghiệm nước ngọt nghi ngờ gây ngộ độc cho 13 học sinh Hà Nội | Báo Đại biểu Nhân dân
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
20:17:21 06/10/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/ha-noi-ket-qua-kiem-nghiem-mau-nuoc-ngot-nghi-ngo-gay-ngo-doc-cho-13-hoc-sinh-post392366.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Liên quan đến vụ việc 13 học sinh Trường THCS Bình Minh (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) có triệu chứng đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… sau khi uống nước ngọt phát miễn phí ngoài cổng trường, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã gửi 2 mẫu nước ngọt nghi ngờ đến Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để thực hiện xét nghiệm và hiện đã có kết quả. Theo đó, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia nhận được Công văn của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc đề nghị hỗ trợ xét nghiệm mẫu nghi sự cố về an toàn thực phẩm. Ngày 30.9, Viện đã tiếp nhận 2 mẫu do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cung cấp. Viện đã tiến hành nghiên cứu, xem xét chỉ định chỉ tiêu, thực hiện phân tích các mẫu và có kết quả kiểm nghiệm ban đầu. 13 học sinh Trường THCS Bình Minh nhập viện với triệu chứng đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… (Ảnh: Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai) 2 mẫu sản phẩm học sinh đã sử dụng mà Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố gửi đến Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia gồm: Trà mật ong Boncha vị ô long đào (thể tích 450ml, trên nhãn sản phẩm có ghi thông tin cụ thể: Sản phẩm của Công ty cổ phần Uniben, số 32, VSIP II-A đường số 30, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II - A, phường Vĩnh Tân, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, có ngày sản xuất: 22.9.2024, hạn sử dụng: 22.9.2025, số tự công bố: 01/UNIBEN/2024 phù hợp theo QCVN 6-2:2010/BYT) và trà xanh hương ổi hồng chanh dây C2 (thể tích 450ml, sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam, số 42 VSIP Đại lộ Tự Do, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương; sản xuất tại Công ty TNHH URC Việt Nam). Mẫu còn nguyên tem niêm phong có dấu đỏ của Phòng Y tế huyện Thanh Oai. Kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu đối với 2 mẫu trên đều đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, theo kết quả của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, cả hai mẫu sản phẩm nêu trên được kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh vật: Clositridium perdringens; Coliforms, E.coli, Pseudomanas aeruginosa và đều cho kết quả đạt tiêu chuẩn theo QCVN6-2:2010/BYT. Vì vậy, xác định nguyên nhân khiến trẻ nhập viện không phải do ngộ độc sau khi uống nước ngọt. Ngoài ra, ngày 30.9, nhà trường không tổ chức ăn bán trú, vì vậy, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do ăn uống tại trường cũng bị loại trừ. Theo Phòng Y tế huyện Thanh Oai, về các triệu chứng đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mà các học sinh gặp phải sau khi uống nước ngọt miễn phí “có thể do các em đã uống một lượng lớn nước ngọt”. Cụ thể, khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường hoặc carbohydrate, tuyến tụy hoạt động mạnh để tạo ra insulin giúp phân hủy đường, điều chỉnh đường huyết. Lượng đường trong máu giảm đột ngột làm hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, run rẩy, choáng váng, thay đổi tâm trạng và đau đầu. Trước đó, chiều 30.9, phòng Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai đã tiếp nhận 13 em học sinh Trường THCS Bình Minh nghi ngộ độc thực phẩm sau khi dùng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ngoài cổng trường. Các bác sĩ đã cấp cứu kịp thời, đặt sonde và rửa dạ dày cấp cứu, bồi phụ nước cân bằng điện giải, tăng đào thải độc chất. Đến sáng ngày 1.10, sức khoẻ các cháu đã ổn định, sau đó được xuất viện. Nguyễn Liên