Nội dung liên quan Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước

Báo điện tử Thể thao & Văn hóa,

Khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 05:38:12 06/10/2024 theo đường link https://thethaovanhoa.vn/khai-mac-le-hoi-ao-dai-du-lich-ha-noi-2024-20241005065823527.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa áo dài" đã khai mạc tối 4/10 tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long. Hoạt động do UBND thành phố Hà Nội tổ chức chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, sau 3 lần tổ chức, đến nay, Lễ hội được tổ chức thường niên vào dịp tháng 10 với định hướng xây dựng một sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, điểm đến "An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn". Qua đó, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt Nam đặc sắc với tà áo dài của dân tộc, biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.
Lễ hội năm nay tổ chức đúng dịp cả nước chào mừng kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, được đầu tư công phu, quy mô lớn, thu hút sự tham gia của 6 nghệ nhân, 85 nhà thiết kế 3 miền Bắc, Trung, Nam; gần 100 gian hàng của các nhà thiết kế, thương hiệu áo dài, cơ sở phụ kiện, doanh nghiệp lữ hành…
Trình diễn các BST mới tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
Lễ hội diễn ra liên tục trong 3 ngày (từ ngày 4 - 6/10), với nhiều chương trình, hoạt động thu hút đông đảo người dân tham gia. Đặc biệt là các chương trình: City Bus Tinh hoa áo dài; trình diễn áo dài của các nhà thiết kế và chung kết cuộc thi thiết kế áo dài; Carnaval áo dài với sự tham gia của 1.000 người…
Nhiều hoạt động hấp dẫn khác cũng được tổ chức như: Không gian triển lãm tư liệu ảnh áo dài; không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, thương hiệu áo dài, sản phẩm dịch vụ du lịch, làng nghề truyền thống; không gian văn hóa nghệ thuật; không gian workshop trải nghiệm quy trình thiết kế và tạo ra sản phẩm áo dài mini; không gian trò chơi dân gian…
Lễ hội mở ra định hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô, góp phần để Việt Nam và Hà Nội trở thành điểm đến yêu mến, sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước, bạn bè quốc tế, điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới.
Ảnh: Nguyễn Cúc-TTXVN
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, với số lượng các di sản văn hóa phong phú và đa dạng, Hà Nội có 3 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại; sở hữu gần 10 nghìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Với mục tiêu phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố xác định: Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di tích, công trình kiến trúc có giá trị; quan tâm phát triển sản phẩm văn hóa, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế; kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hóa với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.
Sao chép thành công