Nội dung liên quan Thổ Nhĩ Kỳ, Tin Quốc Tế
Báo Giáo dục & Thời đại,
Khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:31:58 30/09/2024
theo đường link
https://giaoducthoidai.vn/khi-tho-nhi-ky-gia-nhap-brics-post702722.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hoàng Vân Theo dõi báo trên GD&TĐ -Một chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, việc nước này có thể gia nhập BRICS không chỉ mang lại lợi ích cho Ankara mà còn cho toàn thế giới. Chủ tịch của Đại hội đồng quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Numan Kurtulmus. "Sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ trong BRICS sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho riêng Ankara mà còn cho toàn thế giới. Điều này thực sự sẽ đóng góp rất lớn cho mục tiêu hòa bình toàn cầu, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đồng thời tham gia vào nhiều hình thức hợp tác quốc tế", Chủ tịch của Đại hội đồng quốc gia (Quốc hội) Thổ Nhĩ Kỳ, Numan Kurtulmus, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Phó Tổng giám đốc thứ nhất của TASS, Mikhail Gusman, hôm 28/9/2024. “Thổ Nhĩ Kỳ được biết đến là thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Tổ chức các quốc gia Turkic, Quan hệ đối tác Euro-Địa Trung Hải, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và là ứng cử viên của Liên minh châu Âu (EU). Thổ Nhĩ Kỳ cũng là quốc gia mong muốn phát triển các công cụ chính sách đối ngoại thay thế mới. Điều này sẽ làm phong phú thêm cho Thổ Nhĩ Kỳ về các công cụ chính sách đối ngoại, và chúng tôi hy vọng sự tham gia của đất nước chúng tôi vào tổ chức như vậy sẽ thúc đẩy việc củng cố hòa bình toàn cầu trong điều kiện của hệ thống toàn cầu đa cực", chính trị gia của Ankara nhấn mạnh. "Thổ Nhĩ Kỳ, với vị thế địa chiến lược, là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây, có quá khứ văn hóa và triển vọng tương lai, đã bước vào quá trình chuyển đổi thành một tác nhân khu vực và thậm chí là tác nhân đóng vai trò hiệu quả trong hệ thống toàn cầu. Chúng tôi coi BRICS là một trong những hiệp hội quan trọng của hệ thống toàn cầu đa cực trong tương lai vì lý do đó, và việc gia nhập BRICS sẽ không hạn chế Thổ Nhĩ Kỳ, mà ngược lại, sẽ mở rộng năng lực chính trị đối ngoại của nước này", ông Gusman cho biết thêm. BRICS được thành lập vào năm 2006, ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Nam Phi gia nhập khối vào năm 2010. Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) được chào đón trở thành thành viên mới của khối từ ngày 1/1/2024. Theo các nhà phân tích, mong muốn đa dạng hóa các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều các quốc gia Đông Nam Á muốn gia nhập BRICS. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi việc mở rộng BRICS là dấu mốc lịch sử, và là điểm khởi đầu mới cho hợp tác BRICS.