Báo Bnews,

Kho bạc Nhà nước Hòa Bình: Chủ động tiếp nhận và xử lý hồ sơ kịp thời;

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 03:42:30 29/09/2024 theo đường link https://bnews.vn/kho-bac-nha-nuoc-hoa-binh-chu-dong-tiep-nhan-va-xu-ly-ho-so-kip-thoi/348537.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Your browser does not support the audio element.
BNEWS
Ông Lê Hoài Thanh, Giám đốc Kho bạc nhà nước Hòa Bình đã trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam xung quanh các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.
Kho bạc nhà nước tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận hồ sơ, chứng từ và kiểm soát chi theo quy định và quy trình hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp trên. Ông Lê Hoài Thanh, Giám đốc Kho bạc nhà nước Hòa Bình đã trao đổi với phóng viên BNEWS/TTXVN xung quanh các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.
Phóng viên Xin ông cho biết tiến độ thanh toán vốn đầu tư công đến thời điểm này đã có tiến triển như thế nào so với cùng kỳ năm 2023?
Ông Lê Hoài Thanh: Bám sát vào các Nghị quyết của HĐND, Kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2021 - 2025); Quyết định của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phân bổ vốn đầu tư công năm 2024 ; các Quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn. Kho bạc nhà nước tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận hồ sơ, chứng từ và kiểm soát chi theo quy định và quy trình hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp trên. Đến hết hết ngày 25/9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 39,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao; đạt 42,1% kế hoạch vốn do Bộ, ngành và địa phương giao. Cụ thể, giải ngân các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao là 1.566/3.964,6 tỷ đồng, đạt 39,5% kế hoạch. Giải ngân các dự án do Bộ, ngành và địa phương giao là 2.934,3/6.964,7 tỷ đồng, đạt 42,1% KH. Tính đến thời điểm hiện tại, việc giải ngân vốn đầu tư công có nhiều thuận lợi hơn so với năm trước, thể hiện qua tỷ lệ giải ngân cao hơn cùng kỳ năm trước là 15,1%. Ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% kế hoạch vốn được giao. Phóng viên: Theo ông đâu là những khó khăn vướng mắc trong tiến độ thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến nay?. Ông Lê Hoài Thanh: Về kiểm soát, thanh toán tại Kho bạc nhà nước Hòa Bình không có khó khăn, vướng mắc trong kiểm soát hồ sơ; luôn chủ động tiếp nhận và xử lý hồ sơ hàng ngày kịp thời; tích cực đôn đốc các Chủ đầu tư, ban quản lý dự án lập hồ sơ, chứng từ gửi đến Kho bạc để thanh toán kịp thời cho nhà thầu khi có khối lượng nghiệm thu. Thực hiện tiếp nhận đúng thành phần, số lượng hồ sơ được quy định về phương thức gửi, thời gian xử lý hồ sơ; hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách, Chủ đầu tư đầy đủ, tận tình, kiểm soát chi trước thời hạn quy định. Theo báo cáo của các Chủ đầu tư, ban quản lý dự án những khó khăn, vướng mắc chính là đền bù giải phóng mặt bằng đang là nguyên nhân chính trong kiểm soát vốn đầu tư công do thủ tục còn nhiều chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành; chính sách bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn chưa nhận được sự đồng thuận, nhất trí của một số hộ dân. Một số dự án trọng điểm, dự án có quy mô lớn còn vướng mắc nhiều thủ tục: ngoài vướng mắc về đơn giá và phương án đền bù còn vướng mắc thủ tục đầu tư, công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; chuyển đổi đất lúa, đất đắp còn qua nhiều thủ tục từ Trung ương đến địa phương làm kéo dài thời gian thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân của dự án. Phóng viên: Để thúc đẩy thanh toán vốn đầu tư công cho các chủ đầu tư dự án, Kho bạc nhà nước tỉnh đã triển khai những giải pháp cụ thể gì trong thời gian qua? Các giải pháp này đã mang lại những kết quả cụ thể gì thưa ông? Ông Lê Hoài Thanh: Trong những năm qua, thực hiện cải cách hành chính hệ thống Kho bạc nhà nước đã đạt được những kết quả tích cực trong việc đổi mới thủ tục hành chính về lĩnh vực kiểm soát chi nói chung, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Kho bạc nhà nước đã xây dựng hệ thống dịch vụ công thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các Chủ đầu tư trong quá trình giao dịch với Kho bạc nhà nước theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc nhà nước. Về hồ sơ thủ tục đối với các khoản chi đầu tư, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, Kho bạc nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo hệ thống thanh toán ngay khi có hồ sơ gửi đến, có hệ thống giám sát giao dịch trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Về thời gian kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cũng đã được rút ngắn so với Nghị quyết của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính. Cụ thể, với các dự án đủ điều kiện giải ngân, đảm bảo thời gian kiểm soát thanh toán tại cơ quan Kho bạc nhà nước chậm nhất là 3 ngày làm việc. Kho bạc nhà nước đã thực hiện việc kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần; do vậy, Kho bạc nhà nước các cấp sẽ hoàn thành thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư chậm nhất một ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định. Kết quả từ đầu năm đến nay, Kho bạc nhà nước Hòa Bình không có hồ sơ gửi đến kho bạc quá hạn xử lý. Một số thời điểm có hồ sơ, lượng chứng từ nhiều Kho bạc nhà nước Hòa Bình phục vụ tiếp nhận kiểm soát hồ sơ cả những ngày nghỉ, không bị tồn đọng chứng từ hoặc làm chậm chễ hồ sơ thanh toán cho khách hàng. Phóng viên: Kho bạc nhà nước có những kiến nghị đề xuất gì với Chính phủ và các Bộ, ban, ngành để tiếp tục thúc đẩy tiến độ thanh toán vốn đầu tư công? Ông Lê Hoài Thanh: Chúng tôi có một số kiến nghị là với những dự án khởi công mới và các dự án được điều chỉnh, thủ tục đầu tư dự án đầu tư công cần được tiến hành kịp thời hơn. Các thủ tục về chính sách thu hồi đất trong đền bù giải phóng mặt bằng cần được đồng bộ và kịp thời hơn nữa. Bên cạnh đó, việc kiểm soát các thủ tục như chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng rừng, chuyển đổi đất trồng lúa và đất đắp cần được quy định cụ thể hơn. Phóng viên: Xin cảm ơn ông.
Sao chép thành công