Báo điện tử Đại biểu nhân dân,

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 15:29:44 14/10/2024 theo đường link https://daibieunhandan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-gop-phan-thuc-day-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-post392996.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân
Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng Bế Đăng Khoa cho biết: Hoạt động KH-CN thời gian qua có những đóng góp tích cực, hiệu quả trong phát triển KT - XH. Sở đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động KH-CN; tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH-CN gắn với các chương trình, đề án phát triển KT - XH; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp... Đầu tư tăng cường tiềm lực KH-CN nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, các loại cây, con giống mới, quy trình kỹ thuật tiên tiến gắn với áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thu được kết quả đáng khích lệ. Nhiều sáng kiến, giải pháp công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong các lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và chất lượng các dịch vụ phục vụ người dân.
Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Đặc biệt, Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách của Nhà nước để tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh triển khai có hiệu quả hoạt động ứng dụng KH-CN phục vụ nhiệm vụ phát triển KT - XH. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở Trung ương tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ KH-CN, các đề tài nghiên cứu khoa học có triển vọng cho địa phương để ứng dụng vào từng lĩnh vực. Năm 2023, Sở quản lý, theo dõi 45 nhiệm vụ KH-CN thực hiện trên địa bàn tỉnh: 5 nhiệm vụ thuộc chương trình nông thôn miền núi, 31 nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh, 7 nhiệm vụ cấp cơ sở, 2 nhiệm vụ phối hợp bộ, ngành, địa phương. Năm 2024, Sở tiếp tục quản lý, theo dõi, đôn đốc thực hiện 39 nhiệm vụ KH-CN đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh: 4 nhiệm vụ thuộc chương trình nông thôn miền núi, 27 nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh, 6 nhiệm vụ cấp cơ sở, 2 nhiệm vụ phối hợp bộ, ngành, địa phương.
Tỉnh Cao Bằng đã thực hiện 11 nhiệm vụ KH-CN với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng; phê duyệt mới 37 đề tài, nhiệm vụ, với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng; chuyển giao kết quả của 18 nhiệm vụ cho 61 đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tiếp tục áp dụng, nhân rộng kết quả vào đời sống và thực tiễn công tác - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng HOÀNG XUÂN ÁNH
Nhiều đề tài, dự án được ngành KH-CN và các đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai, thực hiện, áp dụng vào thực tiễn hiệu quả, như: “Ứng dụng KH-CN chọn giống, nhân giống một số dòng mác ca (Macadamia) và gây trồng theo hướng thâm canh cho năng suất quả cao tại tỉnh Cao Bằng”, “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống trồng rau ngót rừng (Melientha suavis Pierre) trên địa bàn huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng”, “Ứng dụng KH-CN xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc”, “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và phát triển cây tam thất tại huyện Hà Quảng”, “Nghiên cứu và phát triển vùng sản xuất dược liệu hoài sơn (củ mài) tại huyện Nguyên Bình, theo chuỗi giá trị sản phẩm”, “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng gạch đất không nung sử dụng vật liệu tại chỗ nhằm hỗ trợ chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”, “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống mít chất lượng cao tại huyện Quảng Hòa”, “Nghiên cứu, bảo tồn, phục tráng và phát triển giống lúa nếp cẩm bản địa tại huyện Bảo Lâm”, “Phát triển sản phẩm miến dong theo chuỗi giá trị tại huyện Nguyên Bình, Hòa An”, “Nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa người Lô Lô đen tỉnh Cao Bằng”...
Các nhiệm vụ KH-CN cơ bản gắn liền với thực tiễn có tính cấp thiết, phù hợp với đặc thù của địa phương, phục vụ mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh. Ngoài ra, các công tác quản lý công nghệ, an toàn bức xạ, sở hữu trí tuệ, đo lường chất lượng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh. Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động KH-CN với tổng kinh phí trên 175 triệu đồng. Tổ chức hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, hợp tác xã và tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách hỗ trợ về KH-CN và đổi mới sáng tạo. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cao Bằng, tổ chức quản lý, theo dõi 4 đề án KH-CN lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã phê duyệt. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thanh tra KH-CN, đánh giá phạm vi ảnh hưởng - hiệu quả áp dụng của các sáng kiến cấp tỉnh, cấp toàn quốc, sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng. Tổ chức 4 cuộc kiểm tra đối với 34 tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các kết quả hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo lên trang web và cổng thông tin thành phần…
Việt Long
Sao chép thành công