Nội dung liên quan Phường Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo Vnexpress,
Khởi công hai đoạn đường sắt tốc độ cao cuối năm 2027
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
19:16:17 05/10/2024
theo đường link
https://vnexpress.net/khoi-cong-hai-doan-duong-sat-toc-do-cao-cuoi-nam-2027-4800513.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Hai đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM sẽ được giải phóng mặt bằng, chọn nhà thầu, khởi công cuối năm 2027, theo Bộ Giao thông Vận tải. Sáng 5/10, Thường trực Chính phủ họp với các bộ ngành thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và triển khai các đường sắt kết nối với Trung Quốc. Theo Bộ Giao thông Vận tải, các đơn vị đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tại kỳ họp tháng 10/2024. Trong hai năm tiếp theo 2025-2026, Bộ sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Sau khi khởi công hai đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM cuối năm 2027, các đoạn còn lại từ Vinh đến Nha Trang sẽ khởi công năm 2028-2029. Toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ hoàn thành năm 2035. Dự án này được Bộ Giao thông Vận tải tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và học tập kinh nghiệm tại 6 nước đã làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao. Trên cơ sở đó, Bộ đề xuất đường sắt tốc độ cao dài 1.541 km, quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế tốc độ 350 km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình 67 km, 5 ga hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu tư ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đi qua 20 tỉnh, thành và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP HCM). Qua rà soát phương án đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, quy mô, tham khảo suất đầu tư đường sắt tốc độ cao của các nước cũng như tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ Giao thông Vận tải tính toán tổng mức đầu tư sơ bộ 67,34 tỷ USD. Dự kiến hướng tuyến đường sắt tốc độ cao qua Hà Nội. Đồ họa: Đăng Hiếu Chủ trì cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển đất nước. Cuộc họp nhằm thúc đẩy các đơn vị chuẩn bị tốt dự án này, phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, phân công rõ người, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, sản phẩm. Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tập trung nghiên cứu, làm rõ về huy động nguồn lực và điều kiện cần thiết khác cũng như tiến độ triển khai dự án. Giữa tháng 9, hội nghị Trung ương 10 khóa 13 thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc Nam và giao Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình kỳ họp thứ 8 khai mạc tháng 10. Tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM). Dự án đi qua 20 tỉnh thành gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP HCM. Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến được chia ba mức phù hợp với khả năng chi trả người dân, nhu cầu và mức độ tiện nghi khác nhau. Trong đó, mỗi km vé hạng nhất dự kiến là 0,18 USD (khoang VIP), hạng hai 0,074 USD và hạng ba là 0,044 USD. Như vậy, tính trên chặng Hà Nội - TP HCM, vé hạng nhất khoảng 6,9 triệu; hạng hai là 2,9 triệu và hạng ba là 1,7 triệu đồng. Dự kiến hướng tuyến đường sắt tốc độ cao qua TP HCM. Đồ họa: Đăng Hiếu Hôm 25/9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là TP Hà Nội đến điểm cuối tại TP HCM, các cơ quan cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái (Quảng Ninh) đến mũi Cà Mau. Viết Tuân