Nội dung liên quan Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Tin Trong Nước, Xã Tân An
Báo Dân tộc và Phát triển – Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc,
Kiên Giang: Tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
04:16:27 18/09/2024
theo đường link
https://baodantoc.vn/kien-giang-to-chuc-le-hoi-truyen-thong-ky-niem-156-nam-anh-hung-dan-toc-nguyen-trung-truc-hy-sinh-1726571044229.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tào Đạt - Như Tâm Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2024) sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 28 - 30/9/2024 (nhằm ngày 26 - 28/8 âm lịch). Giao ban báo chí định kỳ giữa tháng 9/2024 của tỉnh Kiên Giang Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Sáu - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Kiên Giang, cho biết tại Hội nghị Giao ban báo chí định kỳ của tỉnh Kiên Giang, diễn ra ngày 17/9. Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2024) có 2 phần, gồm: Phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ gồm: Các hoạt động thắp hương Bia ghi dấu địa điểm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành hình năm 1868; dâng hương của Đoàn đại biểu dân, quân chính Đảng tỉnh Kiên Giang và các Đoàn của Trung ương, tỉnh, thành phố bạn về dự Lễ hội. Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội diễn ra lúc 20h ngày 28/9. Ban Tổ chức cũng tổ chức các nghi lễ cổ truyền: Thượng Đại kỳ, phần hương, tế đàn cả, hậu phối... được tổ chức theo nghi thức truyền thống hàng năm tại Đình Nguyễn Trung Trực. Lễ Dâng hương tại Công viên Tượng đài Nguyễn Trung Trực. Phần hội sẽ diễn ra từ ngày 17/9 - 4/10, với các hoạt động như: Sân khấu Không gian Đờn ca tài tử Nam bộ (từ ngày 28 - 30/9), tại Công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực; Giải Vovinam cấp tỉnh; Hội thi Đờn ca tài tử tỉnh Kiên Giang với chủ đề “Tuần lễ hoạt động văn hóa - Xây dựng NTM năm 2024” (từ ngày 29/9 - 4/10); tổ chức Giải Kiên Giang Wanderlust Marathon năm 2024 (từ ngày 20 - 22/9). Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII (Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL) lần thứ 29 - 2024 tại tỉnh Kiên Giang, diễn ra từ ngày 27/9 - 3/10; Triển lãm “Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám” do Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám thực hiện từ ngày 17 - 30/9, tại Thư viện tỉnh Kiên Giang. Liên hoan sân khấu thanh niên với chủ đề “Khí phách người Anh hùng dân tộc” nhằm ca ngợi hình tượng Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Lễ hội truyền thống tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. (Ảnh tư liệu) Bên cạnh đó, các hoạt động do Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang thực hiện như, Gian hàng hoạt động trình diễn Thư pháp sẽ diễn ra từ ngày 26 - 30/9; Trưng bày ảnh nghệ thuật “Kiên Giang - Đất nước - Con người”; đăng cai Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, Ban Tổ chức còn tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu quảng bá du lịch ĐBSCL và giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trong tỉnh. Song song đó, UBND Tp. Rạch Giá còn tổ chức các hoạt động về biểu diễn Lân Sư Rồng, diễu hành xe hoa, Hội thi chim hót và Trưng bày sinh vật cảnh, Hội thi cộ hoa, Đêm hội hoa đăng cầu quốc thái dân an… sẽ được diễn ra từ ngày 21/9 - 1/10. Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại Bình Nhật, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Trung Trực đã nung nấu ý chí căm thù giặc sâu sắc, ông tham gia nghĩa quân chống Pháp. Nguyễn Trung Trực đã cùng nghĩa quân lập nên nhiều chiến công vang dội. Tháng 9/1868, trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt, Nguyễn Trung Trực không may sa vào tay giặc. Mặc cho chúng ra sức mua chuộc, dụ dỗ, Nguyễn Trung Trực hiên ngang nói: “Tôi chỉ muốn làm một chức thôi, chức gì có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây”, “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Biết không thể khuất phục, ngày 27/10/1868, thực dân Pháp đã xử chém ông tại Rạch Giá, khi ông mới 30 tuổi. Cảm phục và tôn kính người anh hùng của dân tộc Nguyễn Trung Trực, đồng bào đã lập bài vị thờ ông tại Lăng Cá Ông. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá; sau nhiều lần sửa chữa, đền thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng khang trang hơn. Năm 1987, di tích Đình và Lăng mộ Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, cứ vào ngày 26 - 28/8 âm lịch, Nhân dân tỉnh Kiên Giang và các địa phương trong cả nước lại hội tụ về thành phố Rạch Giá để tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.