Nội dung liên quan Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Kỳ 2: làng nghề trồng đào lo “bão giá”
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
07:31:46 08/10/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/ky-2-lang-nghe-trong-dao-lo-bao-gia-396735.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngậm ngùi nhìn hàng nghìn gốc đào giá trị tiền tỷ bốc hơi chỉ trong một đêm vì nước lũ thế nhưng khi lũ rút cũng là thời điểm các chủ vườn đào Nhật Tân và Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đối diện nỗi lo “kép”, “đội” giá cây trồng mới và khó khăn về kinh tế để tái sản xuất. Ông Mai Thanh Bình, chủ vườn đào phường Phú Thượng cắt tỉa, chăm sóc lại những cây đào vẫn sống. Ảnh: Mộc Miên Đội giá cây trồng mới Những ngày cuối tháng 9, tranh thủ đợt nắng khô người dân làng đào truyền thống Nhật Tân và Phú Thượng nỗ lực hồi sinh vùng đào chết, cải tạo đất canh tác để sớm tái sản xuất vụ mùa mới. Những cây đào ngập úng, thối rễ được người dân nhổ bỏ, đưa máy ủi đảo lại đất, cuốc gốc để trồng cây mới. Một số cây đào ở khu vực đất liền kề ít chịu ảnh hưởng được người dân chăm sóc, cắt tỉa cành gẫy với mong muốn vớt vát được tài sản, giảm bớt thiệt hại. Vừa buộc lại những cành đào bị ngập quá nửa thân cây, ông Mai Thanh Bình (Tổ dân phố số 16, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, gia đình có mấy trăm gốc đào được chăm sóc tỉ mỉ để chờ Tết Nguyên đán, lũ dâng cao kéo dài nhiều ngày khiến vườn đào gia đình ông gần như “mất trắng”. Đây cũng là số phận chung của hơn 74 hộ trồng đào tại làng đào truyền thống Phú Thượng, gần như 90% diện tích trồng đào bị “xóa sổ” trong trận lũ lịch sử sau cơn bão số 3. Tạm gác lại khó khăn, các hộ trồng đào đã tập trung cứu vườn đào với tinh thần “còn nước, còn tát”. Tuy nhiên, người dân làng nghề trồng đào nổi tiếng Nhật Tân và Phú Thượng đối diện với khó khăn “chồng” khó khăn. Đó là tình trạng “đội” giá cây trồng mới khiến nhiều hộ trồng đào điêu đứng. Theo ông Nguyễn Văn Chiến (Tổ dân phố số 15 phường Phú Thượng), cây đào giống mọi năm chỉ 5.000 -7.000 đồng/cây, đợt này đội giá lên 25.000 – 40.000 đồng/cây, thậm chí không có số lượng đặt mua. Trước cơn lũ lịch sử, gia đình ông Nguyễn Văn Chiến bạt ngàn những gốc đào bích, đào phai, từng được coi là nhà vườn “đắt” thương lái đến thu mua dịp Tết. Nhiều năm qua, bên cạnh trồng đào là cây trồng chủ lực, ông Nguyễn Văn Chiến trồng xen canh cúc họa mi, hoa đồng tiền. Hai loại cây trồng “hút” khách những ngày đầu vụ. Thế nhưng, trận lũ lịch sử khiến vườn cúc họa mi đang thời kỳ đơm nụ bị mất trắng, số hoa đồng tiền chịu chung số phận. Sau khi lũ rút, ông Nguyễn Văn Chiến đã khẩn trương cải tạo đất canh tác, đặt mua giống cúc mới để trồng. Dẫn chúng tôi ra thăm khu trồng hoa cúc vừa được trồng mới vài ngày, ông Nguyễn Văn Chiến cho biết, chỗ đất này trước bão số 3 là diện tích trồng cúc họa mi đang chuẩn bị thời kỳ đơm nụ, chừng khoảng non tháng nữa có thể thu hoạch đầu mùa. Bão lũ trôi mất tất cả. Ánh mắt người đàn ông đượm buồn, xa xăm. “Giá cây giống hoa cúc cũng leo thang từng ngày. Trước đây, chỉ khoảng 20.000 đồng cho số lượng 100 cây cúc, giờ đội giá 60.000 đồng cho số lượng tương ứng. Giá giống cây đắt, việc chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt cũng đòi hỏi nhiều công phu khi thời tiết nắng mưa thất thường. Do giống cây đắt nên tôi chỉ đặt trồng khoảng 4.000 cây cúc giống. Cùng diện tích đất so với trước đây có thể trồng được vài vạn cây cúc” – ông Nguyễn Văn Chiến bày tỏ. Chủ vườn đào bất lực trước sự tàn phá khắc nghiệt của thiên tai. Các gốc đào thế bị gió, bão quật ngã, gãy thế mang lại giá trị thấp so với trước đây Ảnh: Mộc Miên Bất lực mua giá “đắt” cắt cổ Trước tình trạng “bão” giá cây đào ươm, người dân làng đào Hà Nội lặn lội đến trực tiếp các “thủ phủ” vườn ươm giống cây đào ở Tuyên Quang, Phú Thọ đặt hàng. Tuy nhiên, do số lượng thiệt hại lớn, giống cây hoa đào các nhà vườn nâng giá rất cao. Trước đây, giá thành cây đào giống tại nhà vườn từ 5.000 - 7.000 đồng/cây thì nay các nhà vườn nâng giá khoảng 15.000 - 40.000 đồng/cây, thậm chí còn không còn số lượng để đặt hàng. Vừa tranh thủ nhặt nhạnh những gốc hoa loa kèn vừa đơm rễ để đưa máy ủi đảo đất, chị Nguyễn Thị Thúy (Tổ dân phố số 16, phường Phú Thượng) cho biết, trước lũ, vườn đào nhà chị xanh tốt, để tạo thêm sinh kế chị trồng xen canh cây hoa loa kèn. Lũ dâng cao nhấn chìm toàn bộ hàng nghìn gốc đào, các gốc hoa loa kèn sau nhiều ngày ngâm dưới nước lũ cũng bị thối rữa. Tranh thủ những ngày trời tạnh ráo, chị Nguyễn Thị Thúy đào lại các củ hoa loa kèn đã bén rễ để trồng mới, phần nào vớt vát lại chút tài sản bị thiệt hại. Chị Nguyễn Thị Thúy chia sẻ, ngày 20/9 vừa qua, chị và chồng đã thuê xe lên tận vườn ươm nổi tiếng Phú Thọ đặt đào trồng dịp Tết. Giá thành thời điểm làm giấy mua bán là 18.000 đồng/cây, tương ứng cho số lượng đặt hàng 3.600 cây. Chị Thúy đã đặt cọc số tiền 20 triệu đồng và theo thỏa thuận giấy mua bán đến tháng 12 hoặc sát Tết sẽ cho xe đánh cây về trồng, cùng điều kiện lấy đào về hết thì thanh toán nốt tiền và yêu cầu nhà vườn chăm sóc cây bình thường, thuốc men cho cây đào phát triển tốt, không sâu bệnh. Tuy nhiên, trước tình trạng đội giá, chủ vườn tự nâng giá đào là 38.000 đồng/cây, đồng thời đặt ra yêu cầu chỉ bán giá 18.000 đồng/cây trong khoản tiền đặt cọc 20 triệu đồng. Ngoài ra, bên bán không chịu trách nhiệm trong bản thỏa thuận trong giấy mua bán đã ký trước đó. Trước nỗi mất mát hàng nghìn gốc đào bị ngập chưa nguôi ngoai thì chị Thúy đối mặt với nỗi lo “đội” giá cây trồng mới. Trong đó, số tiền thuê máy móc đảo đất, khôi phục sản xuất vẫn trong những khoản nợ “chồng” nợ… Theo định hướng chỉ đạo của quận Tây Hồ, nhằm khắc phục ảnh hưởng của bão lũ đơn vị chính quyền đã rốt ráo công tác tuyên truyền, động viên bà con nông hộ khẩn trương dọn dẹp, cải tạo đất canh tác để trồng các cây ngắn ngày nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân. Trong đó, quận Tây Hồ định hướng người dân phường Phú Thượng chuyển sang trồng hoa dơn, hoa loa kèn, hoa cúc; khu vực phường Nhật Tân tổ chức trồng hoa cúc; phường Tứ Liên chuyển sang trồng màu; khu vực bãi giữa sông Hồng chuyển sang trồng màu, cây dược liệu… để đảm bảo cuộc sống của người dân cũng như phục vụ thị trường hoa Tết Nguyên đán 2025. Nắm bắt chủ trương của quận Tây Hồ, người dân làng nghề trồng đào truyền thống đã chủ động công tác khắc phục thiệt hại. Ngoài khôi phục đất sản xuất, người dân đặt mua cây đào nhỏ để trồng thay thế diện tích các cây bị chết. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bão lũ khiến các hàng nghìn gốc đào bị chết rễ, nhu cầu mua giống cây hoa tăng cao đẩy bà con nông dân lâm vào cảnh khốn khó. (Còn nữa) Mộc Miên