Nội dung liên quan Thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau, Tin Trong Nước
Tin nóng an ninh trật tự 24h - Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh,
Kỳ 6: Nín thở "đón" tàu địch
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:34:04 07/10/2024
theo đường link
https://congan.com.vn/tin-chinh/ky-6-nin-tho-don-tau-dich_168062.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đón lõng 6 "cán bộ" biệt kích Sau chuyến xâm nhập đầu tiên ngày 15/5/1981 vào Bãi Ghe, Sông Đốc, Minh Hải do K44 làm toán trưởng và 8 tên gián điệp biệt kích, ta đã bắt sống 8 tên, tiêu diệt 1 tên, thu 3,5 tấn vũ khí, 1 máy truyền tin. Qua tổ chức liên lạc bằng điện đài với Trung tâm địch thành công, ta đã nắm được ý đồ xâm nhập của địch, từ đó chủ động triển khai kế hoạch, bố trí đón bắt các chuyến xâm nhập. Ngày 28/8/1981, "Tổng hành dinh" của Mặt trận gửi cho Tổ Đặc biệt của chúng ta một bức điện tín, nội dung: "Trong đêm có thể đỗ hai bãi cùng một lúc được không? Khoảng 15 tấn, 2 tàu". Cũng trong bức điện này, Lê Quốc Túy yêu cầu K64 Phạm Công Danh bố trí, tìm địa điểm an toàn cho 6 "cán bộ". Thông qua thông tin nói trên, ông Hai Tân xác định sẽ có thên tình huống lực lượng phản động Mặt trận cử thêm một nhóm gián điệp biệt kích xâm nhập. Công việc chuẩn bị không chỉ là chủ động "đón hàng" mà còn là bắt giữ toàn bộ nhóm này, tổ chức khai thác để phục vụ công tác nghiệp vụ tiếp theo. Theo lệnh của thủ trưởng, lực lượng ta ngay lập tức lên kế hoạch để chủ động ứng phó chuyến xâm nhập thứ hai tại khu vực bãi đổ Ông Đốc, phía Tây mũi Cà Mau. Bộ phận trinh sát kỹ thuật đã tham mưu với Ban Chỉ huy KH.CM12, yêu cầu Tổ Đặc biệt báo cáo cho trung tâm Mặt trận về việc chỉ có thể tiếp nhận khoảng 10 tấn hàng mỗi đêm, nhưng đã sắp xếp đầy đủ chỗ ăn ở cho 6 "cán bộ". Cũng trong lần liên lạc với Tổng hành dinh này, Tổ Đặc biệt đã dẫn dụ được lực lượng Mặt trận cung cấp toàn bộ tên tuổi, quê quán của 6 "cán bộ" với mục đích lo liệu giấy tờ tùy thân. Trong đó, chuyến xâm nhập này sẽ do K55 Trần Ngọc chỉ huy, với hàng hóa gồm 12 tấn vũ khí và 3.800 đô la Mỹ. Hội ý chớp nhoáng bên rừng cây Trong những ngày tiếp theo, công việc chuẩn bị được tiến hành hết sức khẩn trương. Đồng chí Nguyễn Phước Tân đã trực tiếp cùng Tổ đặc biệt và các lãnh đạo Công an huyện Trần Văn Thời đi thực địa ở bãi biển. Do ở phía Tây mũi Cà Mau có nhiều luồng lạch và biển thường lặng sóng, nơi đỗ ở khu vực gần sông Ông Đốc được chọn làm nơi tiếp nhận hàng. Thành công hay thất bại của chuyên án đều phụ thuộc vào kết quả của chuyến tiếp nhận hàng thứ hai này. Chỉ huy, cán bộ và Tổ đặc biệt sau đó bắt tay vào xây dựng kế hoạch đón bắt tàu xâm nhập của địch. Kế hoạch được vạch rõ đến từng chi tiết nhỏ nhất, trong đó K64 sẽ ra đón tàu và nhận tiền, mật mã từ Trần Ngọc Châu (K19). Sau đó, K64 sẽ cùng đồng đội đưa 6 "cán bộ" vào trong đất liền, dẫn đến điểm phục kích và bắt giữ. Đêm 06/9/1981, qua công tác theo dõi hệ thống liên lạc của địch, Cục Trinh sát kỹ thuật báo cáo tàu địch đã chính thức khởi hành. Khoảng 19 giờ ngày 09/9/1981, địch đưa vào 16 tấn vũ khí, 3.800USD, 21.694 đồng; 01 bộ mật mã mới và 6 tên gián điệp biệt kích do Trần Ngọc (K55) chỉ huy. Khi 2 tàu xâm nhập vào vùng biển Bãi Ghe, cách sông Ông Đốc khoảng 2.000m, lực lượng ta gồm K64 và "người mới" là NK-A1 và sau đó là NK-A2 ra tiếp đón, bắt gọn 6 tên gián điệp và toàn bộ vũ khí, hàng hóa. Khoảng 1 giờ sáng 10/9/1981, hai chiếc tàu chở hàng do Trần Ngọc Châu (K19) chỉ đạo sau khi K55 đã thâm nhập thành công lần lượt nổ máy, quay đầu trở về Thái Lan mà không hề hay biết tất cả "hành khách" đều đã bị lực lượng Công an của ta khống chế. Đêm hôm đó, đối tượng K55 Trần Ngọc đã lấy đinh đập vào đầu với ý định tự sát. Tuy nhiên, được sự chăm sóc ân cần, cầm máu cứu chữa của các cán bộ và sự động viên của đồng chí Hai Tân, Trần Ngọc sau đó đã cảm động và hồi tâm chuyển ý, quyết tâm lập công chuộc tội. Nhiều vũ khí, đạn dược được thu giữ Sau một tuần thuyết phục, cảm hóa, động viên, các đối tượng xâm nhập đã khai mục đích hoạt động xâm nhập về nước nhằm thành lập liên tỉnh xứ, hoạt động tại các địa bàn. Căn cứ vào nhiệm vụ trung tâm địch giao của từng tên, Ban Chỉ huy KH. CM12 đã có kế hoạch sử dụng phù hợp để đấu tranh. Đây là thắng lợi bước đầu, Tổ Đặc biệt đã được Trung tâm địch tin tưởng; việc cảm hóa, giáo dục, tự nguyện lập công chuộc tội của các đối tượng xâm nhập có ý nghĩa chiến lược rất lớn trong quá trình thực hiện KH.CM12. Chuyến tàu xâm nhập trong đêm bão Trở về Tổng hành dinh tại Thái Lan, K19 Trần Ngọc Châu báo cáo lại toàn bộ lực lượng xâm nhập đã an toàn mà không biết đây là nước cờ cao tay của Ban Chỉ huy Kế hoạch phản gián CM12. Tại Bangkok, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh tỏ vẻ rất hài lòng, ngay lập tức tiến hành công tác chuẩn bị cho chuyến vận chuyển hàng tiếp theo. Thời điểm này, Lê Quốc Túy đã chuyển toàn bộ số vũ khí, hàng hóa đến đảo Koh Kra sau khi "mượn" được hòn đảo này từ chính phủ Thái Lan để sử dụng tạm thời. Koh Kra là một cụm gồm 3 hòn đảo nhỏ, chỉ rộng khoảng 30km2, nhưng nằm ở vị trí đặc biệt, có thể rút ngắn thời gian di chuyển tới Cà Mau hơn một nửa. Tối 16/9/1981, Lê Quốc Túy ra lệnh cho điện đài gửi thông điệp tới Tổ Đặc biệt với nội dung thông báo 2 chuyến tàu tiếp theo sẽ sớm xuất phát với tổng số hàng hóa khoảng 14 tấn vũ khí gồm súng, lựu đạn và thuốc nổ, nhưng giấu thông tin về 11 tên "kháng chiến quân" dự định sẽ xâm nhập để xây dựng căn cứ ở Xuyên Mộc, Đồng Nai. Nhóm này sẽ do K18 - Trần Ngọc Minh dẫn đầu. Đối với chuyến tàu xâm nhập, dự kiến vẫn do K19 Trần Ngọc Châu chỉ huy tàu và đề nghị Tổ Đặc biệt chuẩn bị bãi đỗ. Để củng cố lòng tin của Tổng hành dinh về việc lực lượng xâm nhập đã kiểm soát được một khu vực rộng lớn hơn, Tổ Đặc biệt sắp xếp cho tàu xâm nhập đến bãi đỗ ở vùng biển Mỹ Bình, cách Bãi Ghe khoảng 7km. Khu vực này không có dân cư sinh sống, là bãi đỗ truyền thống của nhiều tàu đánh cá ra vào nên cực kỳ thích hợp cho công tác đấu tranh của lực lượng Công an chúng ta. Ban Chỉ huy cũng phân công NK-A1 là Tám Thậm và K64 Phạm Công Danh trực tiếp ra đón tàu xâm nhập. Riêng hàng hóa sẽ được thả xuống biển để một trung đội của lực lượng phản gián vớt lên bờ. Chuẩn bị ra cửa biển đón tàu địch xâm nhập Sau khi kế hoạch được vạch ra một cách hoàn chỉnh, ngày 18/9/1981, Tổ Đặc biệt đã chuyển một bức điện tín hòng báo cho Mặt trận biết về bãi đỗ mới và đề nghị sử dụng ám hiệu như cũ. Ngoài ra, ở bức điện tín này, Tổ Đặc biệt cũng thực hiện theo chủ trương của Ban Chỉ huy, yêu cầu nhóm gián điệp do K18 cầm đầu không xâm nhập chuyến này với lí do chưa chuẩn bị kịp giấy tờ, chỗ ăn ở nên sẽ dễ bị lộ hành tung. Yêu cầu này bị phớt lờ khi Trần Ngọc Châu gửi điện tín trả lời, thông báo ám hiệu nhưng không đề cập đến lực lượng sẽ xâm nhập. Ngày 19/9/1981, hai tàu chở hàng hoàn tất việc chuẩn bị và khởi hành từ đảo Koh Kra đi Cà Mau. Hai ngày sau, 2 tàu địch với 14 tấn vũ khí các loại tiến vào vùng biển nước ta. Mặc dù đã yêu cầu chuyến này không có gián điệp biệt kích xâm nhập, nhưng Mặt trận vẫn nhất quyết đưa vào một tiểu đội gồm 11 tên do Trần Ngọc Minh làm toán trưởng. Điều này gây khó khăn cho lực lượng của chúng ta, nhưng chỉ huy Nguyễn Phước Tân quyết định sẽ xử lý tình huống này ngay tại chỗ, chủ trương dùng nhiều lý do để không tiếp nhận gián điệp biệt kích để tránh bại lộ. Từ chủ trương này, Tổ Đặc biệt đã bằng mọi cách buộc nhóm gián điệp do K18 - K19 chỉ huy phải quay lại Thái Lan với lí do không an toàn để tiếp nhận "lực lượng", chưa chuẩn bị thức ăn, chỗ ở cũng như giấy tờ tùy thân. Dù gặp phải sự phản đối của một số đối tượng, nhất là K18 Trần Ngọc Minh đã 2 lần về đến sát biên giới nhưng không xâm nhập được vào Việt Nam, nhưng với sự quyết tâm và mưu trí, Tổ Đặc biệt đã thuyết phục được nhóm này quay trở lại nơi xuất phát. Trong đêm, cơn bão số 6 từ Philippines di chuyển với vận tốc 120km/h tiến về vùng biển phía Nam Việt Nam làm biển động dữ dội. Công tác "đón tàu" xâm nhập gặp nhiều khó khăn. Ban đầu, khi không nhận được tín hiệu phản hồi, K19 liều lĩnh cho 2 tên gián điệp vác theo AK-47 bơi vào bờ, gặp đúng tàu của ta đang bị hư hỏng phải sữa chữa. Hơn một giờ sau khi tàu đã sửa xong, K64 và NK-A1 cho tàu tiếp cận tàu địch. Gặp được người quen, K19 tay bắt mặt mừng, đề nghị K64 lập biên nhận hàng hóa số vũ khí mang theo hơn 300 thùng để cho nhóm gián điệp biệt kích thả xuống biển theo đúng kế hoạch. Lúc này, K18 Trần Ngọc Minh liên tục yêu cầu được vào bờ để gặp lực lượng "kháng chiến quân" đã thâm nhập trước đó. Tuy nhiên, Tổ Đặc biệt kiên quyết từ chối với lý do chưa có cơ sở để tiếp nhận và lưu trú. Hai bên đôi co khá căng thẳng, nhưng cuối cùng toán trưởng Trần Ngọc Minh đành phải chấp nhập việc Tổ Đặc biệt được "chủ tịch" giao cho quyền quyết định mọi hành động trong nước và cũng sợ nếu vào thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lớn nếu bị phát hiện nên đành chấp nhận. Khoảng 10 giờ tối cùng ngày, hai bên thống nhất tiến hành thả hàng hóa xuống biển. Tuy nhiên do sóng to, bão lớn, nhiều thùng trôi dạt khắp nơi bị lực lượng du kích và bộ đội, người dân đi bắt hải sản vào sáng sớm tìm thấy. Đối diện với nguy cơ bại lộ kế hoạch, lực lượng ta đã phải gấp rút, phối hợp với Công an huyện Năm Trực tổ chức thu gom nhanh chóng và giải đáp cho người dân, đề nghị giữ bí mật để tránh làm hỏng chiến dịch lớn. Nhiều thùng vũ khí đã trôi dạt sang tận bờ biển Thái Lan và đến tai Lê Quốc Túy, nhưng Tổ Đặc biệt đã giải thích ổn thỏa, khiến sự việc trôi qua êm thấm.