Tin nóng an ninh trật tự 24h - Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh,

Kỳ 8: Kế hoạch "thả hổ về rừng"

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 09:48:36 08/10/2024 theo đường link https://congan.com.vn/tin-chinh/ky-8-ke-hoach-tha-ho-ve-rung_168169.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(CATP) Nhận được điện tín về việc C5 - Mai Văn Hạnh sẽ vào kiểm tra tình hình "quốc nội" và có lịch trình đi khắp các cơ sở, mật cứ, kế hoạch đón tiếp "đồng chủ tịch" Mặt trận nhanh chóng được ta triển khai với mục tiêu tuyệt đối không được để sơ suất nào khiến Mai Văn Hạnh nghi ngờ Tổ Đặc biệt. Một số tên gián điệp biệt kích bị bắt trước đó đã được ta cảm hóa cũng được huấn luyện, chuẩn bị kỹ tất cả các nội dung mà Mai Văn Hạnh có thể hỏi đến, đồng thời chuẩn bị câu trả lời sao cho hợp tình, hợp lý. Đối với những cơ sở nội địa của địch gồm Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân, lực lượng ta cũng bố trí kế hoạch đưa đón phù hợp với điều kiện tự nhiên, đảm bảo giám sát chặt chẽ và làm cho Mai Văn Hạnh tin tưởng các kế hoạch đang được thực hiện một cách thuận lợi.
Chuyến công du "dọn đường"
Đúng theo kế hoạch, lúc 20 giờ ngày 13/4/1982, hai tàu xâm nhập của địch vào Minh Hải ở khu vực vàm Đồng Cùng. Thời tiết thuận lợi để lực lượng ta dùng 2 tàu do NK-A1 và K64, K59, K61 ra đón tiếp "đồng chủ tịch" Mặt trận và 6 tấn đạn B40. Mai Văn Hạnh cũng rất cẩn thận khi đem theo vệ sĩ riêng là K46, người có bản tính đa nghi và lúc nào cũng đi kè theo "chủ tịch" không chịu rời bước.
Trong ngày đầu tiên, C5 Mai Văn Hạnh chỉ làm việc với Tổ Đặc biệt và yêu cầu báo cáo về hoạt động tại "quốc nội", đồng thời lấy lý do an ninh nên nhiều toán biệt kích không cử người về báo cáo trực tiếp cho C5. Tất cả các báo cáo đều được sử dụng bằng văn bản với nội dung như thật được chúng ta chuẩn bị kỹ càng. Trước các câu hỏi của Hạnh về đường đi nước bước của các toán xâm nhập trước, chế độ nghĩa vụ quân sự, tình hình vượt biên... lực lượng ta đều trả lời hợp lý và rành mạch. Các câu hỏi về sự mất tích của K44 và HK124 cũng được chúng ta giải quyết ổn thỏa.
Đại đội Cảnh sát vũ trang đặc biệt sẵn sàng đón bắt những tên gián điệp biệt kích xâm nhập
Các ngày tiếp theo, Ban Chỉ huy KH. CM12 bố trí thành công cho Huỳnh Vĩnh Sanh và Lê Quốc Quân gặp Mai Văn Hạnh. Sau đó, Tổ Đặc biệt tiếp tục sắp xếp để Hạnh phải tiếp tục hoạt động bí mật với lí do tướng tá của C5 dù mặc áo bà ba nhưng cao lớn, da trắng mũi cao như Tây nên dễ bị lộ. Mai Văn Hạnh dù điềm tĩnh nhưng rất cẩn thận, nhiều lần kiểm tra bất ngờ các chi tiết cụ thể, kiểm tra chéo các thành viên Tổ Đặc biệt, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo, mọi việc diễn ra một cách tự nhiên khiến y không có lý do để nghi ngờ.
Ngày 17/4, Tổng hành dinh gửi điện báo tàu xảy ra sự cố nên sẽ đón C5 trễ hơn dự kiến. Tổ Đặc biệt cũng linh động, theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy để gián tiếp thuyết phục C5 bằng cách cho y thấy lực lượng chưa sẵn sàng để chuyển sang "Giai đoạn 2" trong kế hoạch của chúng. Chúng ta cũng lấy lý do an toàn để rút ngắn thời gian Hạnh gặp các K và HK để tránh bị khai thác sâu dẫn đến sơ hở. Đến ngày 18/4, Tổ Đặc biệt dùng ghe chở Mai Văn Hạnh đi theo đường Kinh Xáng (Bạc Liêu) để đến Cà Mau, nghỉ ngơi tại một chòi lá do lực lượng chúng ta dựng sẵn. Đến ngày 19/4, Tổ Đặc biệt tiếp tục dùng tàu, chủ động thả Mai Văn Hạnh về lại Tổng hành dinh tại Thái Lan trên chuyến tàu xâm nhập thứ 9.
Cụ thể, ngày 19/4/1982, hai tàu địch xâm nhập vào Hòn Đá Bạc để vận chuyển hàng. Đón chuyến tàu xâm nhập này, ta đã tổ chức tiếp nhận gần 10 tấn vũ khí, đồng thời tiễn C5 Mai Văn Hạnh lên tàu trở về Tổng hành dinh tại Bangkok sau chuyến "công tác" thành công.
Đánh giá về chuyến xâm nhập và đi thực địa "quốc nội" của C5 Mai Văn Hạnh, ngày 20/5/1982, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chủ trì một cuộc họp quan trọng với lãnh đạo Tổ An ninh để vạch kế hoạch đối phó, sau khi lực lượng trinh sát kỹ thuật thu thập được nhiều thông tin. Trong đó, quan trọng nhất là việc Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh muốn trở lại "quốc nội", gấp rút chiêu mộ, đào tạo gián điệp biệt kích, đồng thời đã tiếp nhận nhiều vũ khí, tiền giả với sự trợ giúp của các nước, tổ chức quốc tế với âm mưu chống phá thành quả cách mạng của Việt Nam. Thứ trưởng xác định: "Trọng tâm đối phó có ý nghĩa quyết định đợt này là việc mưu mẹo đấu trí với C4 và C5 để đảm bảo thắng lợi theo ý định của ta".
Hai tên chỉ huy trong nội địa của địch: Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Thái Bạch
Màn kịch "đón tiếp" hoàn hảo
Thực tế, Lê Quốc Túy đã có kế hoạch xâm nhập Việt Nam từ trước nên mới cử Mai Văn Hạnh vào để kiểm tra hoạt động của lực lượng. C4 Lê Quốc Túy sau khi nghe báo cáo của C5 đã quyết định vào để kiểm tra toàn diện hơn, vì tin tưởng Tổ Đặc biệt có thể sắp xếp được chuyến đi, đảm bảo an toàn cho các "chủ tịch". Chuyến đi này cũng để Túy xem xét quyết định bố trí lực lượng ở từng địa bàn cụ thể, đồng thời phân phối vũ khí và quyết định chủ trương tiến hành giai đoạn hoạt động phá hoại. Theo nhận định, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh trong lần xâm nhập thực địa này sẽ có những mối quan tâm sau đây:
- Tình hình toán "Minh Vương 1" và cơ sở trong nước là Lê Chơn Tình bị bắt, Lê Quốc Túy yêu cầu Tổ Đặc biệt liên hệ với hai cơ sở khác là Lê Văn Muôn (Út Muôn) và Bích Ngọc để gặp mặt tại mật cứ ở miền Tây bàn bạc kế hoạch.
- Thông qua Nguyễn Quý (HK122) để kiểm tra Nguyễn Văn Thanh (K44) bị mất tích vì Mai Văn Hạnh ở lần xâm nhập trước có ý nghi ngờ HK122 đã thủ tiêu K44 để nắm quyền chỉ huy.
- Kiểm tra hoạt động của Đại đội HK124 sau khi xâm nhập và xác minh tin tức về cuộc đụng độ với lực lượng địa phương tại U Minh, xác minh thông tin về tình huống HK124 bị thương và chết sau vụ đấu súng.
- Tìm hiểu tình hình thực tế ở trong nước, đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ để lên kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
Quán triệt sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban Chỉ huy Kế hoạch CM-12 đã đề ra nhiều kế hoạch đối phó với những nội dung cụ thể. Trong đó, cần phát hiện những âm mưu, ý đồ mới của địch, khéo léo kiềm chế địch để chúng không chuyển sang giai đoạn phá hoại, kéo dài thêm thời gian với lý do "chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở". Tiếp đến, phải bắt gọn và đảm bảo bí mật toàn bộ số gián điệp biệt kích xâm nhập lần này, thu giữ đầy đủ vũ khí, phương tiện liên lạc và tiền giả. Tổ chức khai thác thông tin, cảm hóa, giáo dục để sử dụng nhóm gián điệp biệt kích theo kế sách "tương kế tựu kế, dùng địch đánh địch". Nếu cần thì khống chế để mở rộng kế hoạch đấu tranh, buộc địch đưa thêm lực lượng đang ở nước ngoài và phương tiện vào.
Từ đó, lực lượng chúng ta đã bố trí nhiều chốt chặn, bố trí chỗ ăn, ở và làm việc cho cả hai tên cầm đầu ở huyện Vĩnh Lợi (Minh Hải). Lực lượng tiếp cận, làm việc trực tiếp với C4 - C5 tại cơ sở chỉ bao gồm K64, NK-A1 và vài anh em chủ chốt của Tổ Đặc biệt để nắm vững diễn biến tình hình, thu thập thêm thông tin cũng như tránh bại lộ kế hoạch. Mặt khác, ta bố trí cho Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh tiếp tục gặp các cơ sở trong nước theo ý đồ của ta gồm Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân, Anh Đào và Cẩm Thượng. "Anh Cả” Hồ Thái Bạch và Hồ Tấn Khoa tỏ ra lừng khừng không muốn đi nên lực lượng chúng ta cũng lờ đi khi thấy C4 không nhắc tới.
Mai Văn Hạnh trên đường đi từ Kinh Xáng (Bạc Liêu) đến Cà Mau, nghỉ ngơi tại một chòi lá do lực lượng an ninh dựng sẵn
Công tác tiếp nhận "hàng hóa" và bắt giữ lực lượng gián điệp biệt kích lần này cũng đặc biệt được chú ý khi cần đảm bảo nhanh gọn, bí mật và cảm hóa, giáo dục kịp thời để khai thác thông tin và sử dụng sau này. Ban Chỉ huy Kế hoạch phản gián CM-12 đã thống nhất những công việc trọng tâm, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ lãnh đạo và chỉ huy để tổ chức thực hiện. Trong đó, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm sẽ chỉ đạo chung, Tổ trưởng Tổ An ninh K4/2 Nguyễn Phước Tân trực tiếp chỉ huy công tác đối phó C4, C5 ở Minh Hải. Tổ phó Lê Tiền chỉ đạo việc móc nối cho các đầu mối nội địa ở thành phố xuống gặp Lê Quốc Túy và công tác giam giữ nhóm gián điệp biệt kích vừa bị bắt giữ ở Đồng Nai. Kế hoạch lần này còn có sự tham gia của Công an TPHCM, Bến Tre, Đồng Tháp... với trách nhiệm theo dõi, trinh sát hành động của các đối tượng phản động có liên quan đến Mặt trận trong toàn bộ thời gian C4, C5 lưu trú ở Minh Hải.
21 giờ 30 phút ngày 03/6/1982, hai tàu địch tiến vào Lung Tràm (Minh Hải), trong đó có 2 đối tượng Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và 11 tên gián điệp biệt kích do K18 Trần Ngọc Minh làm toán trưởng. Ta tổ chức tiếp nhận quân và 10 tấn hàng là tiền giả, 1 điện đài, 639 thùng thuốc nổ C4 và thành công "tiếp đón" Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh trong suốt hơn một tuần mà không để xảy ra sai sót nào đáng kể. C4, C5 cũng lần lượt gặp hết các cơ sở, trong đó có Huỳnh Vĩnh Sanh, Nguyễn Văn Muôn, Trần Ngọc (K55) và Nguyễn Quý (HK122), Nguyễn Bình (HK145)... Tối 12/6/1982, thêm một tàu xâm nhập của địch vào Lũng Tràm, Minh Hải, ta tổ chức tiếp nhận 12 tên gián điệp biệt kích xâm nhập do Đàm Quang Bảy (HK132) làm toán trưởng và 9 tấn vũ khí gồm 450 thùng đạn B40. Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cũng được ta đưa lên chuyến tàu này để trở về lại tổng hành dinh.
Sau chuyến xâm nhập vào "nội địa" để kiểm tra hoạt động của lực lượng biệt kích gián điệp và các "cơ sở" phản động có liên quan, Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh phấn khởi ra về mà không hề nghi ngờ Tổ Đặc biệt. Thậm chí, dù trên đường trở về Thái Lan bị một tàu hải tặc tấn công, Túy và Hạnh vẫn không mảy may bận tâm, chỉ nghĩ về "việc lớn" trước mắt.
Sao chép thành công