Báo Giao Thông - Tin tức 24h qua, Tin nóng mới nhất hôm nay,

Lâm Đồng có hơn 500 vị trí nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 18:45:38 18/09/2024 theo đường link https://www.baogiaothong.vn/lam-dong-co-hon-500-vi-tri-nguy-co-sat-lo-lu-quet-ngap-lut-192240918160138333.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trong hơn 500 vị trí, 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc có nhiều vị trí sạt lở nhất. Địa phương này đã đề ra các giải pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Ngày 18/9, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh hiện có 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt. Trong đó, có 396 vị trí sạt lở và nguy cơ sạt lở, 101 vị trí ngập úng và lũ quét, 3 vị trí sụt lún.
Vụ sạt lở đất vào ngày 15/7, tại xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông khiến một người tử vong.
Tại TP Bảo Lộc có 118 khu vực (3 khu vực sụt lún, 58 khu vực có nguy cơ sạt lở, 12 khu vực sạt lở, lũ quét 48 khu vực); huyện Lâm Hà có 7 khu vực sạt lở gây thiệt hại về người và tài sản của người dân. Ngoài ra, hiện tượng sạt lở đất còn xảy ra ở Đơn Dương, Di Linh...
Tại địa bàn huyện Đam Rông, theo thống kê trên địa bàn có 47 điểm có nguy cơ sạt lở. Trong đó, 8 điểm có nguy cơ sạt lở cao với 146 hộ dân nguy cơ bị ảnh hưởng. Tại đây, vào giữa tháng 7, xảy ra sạt lở nghiêm trọng làm 3 người tử vong, sập 2 căn nhà, thiệt hại về tài sản khoảng 3 tỷ đồng.
Còn tại TP Đà Lạt, thống kê có 51 điểm có nguy cơ sạt lở. Trên tuyến QL20 (đoạn qua xã Trạm Hành, Xuân Trường) đã xuất hiện 4 vị trí sạt lở đất. Mới đây, xảy ra vụ sạt lở ta luy ở phường 3, khiến 6 hộ dân phải di dời.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, nguyên nhân trực tiếp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại tỉnh Lâm Đồng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình từ 1.750 - 3.150mm/năm. Đây là địa phương có lượng mưa luôn cao hơn bình quân chung cả nước.
Lượng mưa cao, kéo dài nhiều ngày, cục bộ có những cơn mưa lớn là nguyên nhân làm nền đất bị yếu, gây sạt lở, sạt trượt. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng, san gạt, đào đắp tạo mặt bằng xây dựng để xây dựng công trình tại các vị trí, khu vực sườn dốc… cũng là một trong nguyên nhân gây sạt lở, trượt.
QL20 qua Lâm Đồng thường xuyên bị sạt lở ta luy mỗi khi có mưa lớn.
Để tăng cường các giải pháp phòng, chống, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phân bổ chi tiết 280 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở năm 2023 để khắc phục hạ tầng thiết yếu do thiên tai gây ra.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ.
Các địa phương kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực sông, suối, sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Sao chép thành công